Nếu ai hỏi tôi vé về tuổi thơ nhanh nhất, rẻ nhất là gì thì tôi sẽ nói đó là những trang sách. Người bán vé là tác giả, đoàn tàu chính từng trang sách và tuổi thơ chính là những nhân vật trong cuốn sách ấy. Cuốn sách tôi đang nói về và tâm đắc nhất chính là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Hôm nay, review truyện tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh sẽ cho bạn hiểu thế nào là một thời tuổi thơ đã đi qua.
Review truyện tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Giới thiệu qua về truyện
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã được trao giải văn chương ASEAN. Truyện đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, được chuyển thể thành tác phẩm phim nổi tiếng do Victor Vũ làm đạo diễn. Không chỉ qua trang sách mà qua từng thước phim chúng ta cũng hiểu rõ hơn về tuổi thơ mình từng trải qua. Từng chi tiết nhỏ, đời thường mà tác giả nói đến như giúp ta sống lại một thời đã qua, như nhìn thấy chính mình trong từng nhân vật.
Đây là một bộ truyện văn học Việt dài Nguyễn Nhật Ánh viết về đề tài tuổi thơ, một đề tài gắn bó với ông rất nhiều năm. Mỗi tác phẩm đều có ý nghĩa, có sức hút của nó và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã làm tên tuổi của ông vang xa hơn, cao hơn ra toàn thế giới.
Truyện bao gồm 81 chương, mỗi chương là một câu chuyện ngắn rất dễ hiểu xoay quanh những đứa trẻ tại một làng quê nghèo nhưng biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Bằng giọng văn trong sáng, dí dỏm và sử dụng ngôn ngữ thôn quê đúng thời điểm đó đã giúp bạn đọc đi vào thế giới tuổi thơ một lần nữa. Nếu ai nói truyện chỉ dành cho lứa tuổi thiếu niên như Tường, Thiều, Mận trong câu chuyện thì thật sai lầm. Review truyện tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cho thấy dù đề tài tuổi thơ nhưng nó phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi thời đại trường tồn mãi với thời gian vì chân lý truyền tải trong đó không bao giờ thay đổi.
– Truyện mang thông điệp ý nghĩa về chân lý đời sống
Chân lý ấy chính là tình cảm anh em, nói rộng ra là tình cảm gia đình. Chân lý ấy chính là sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những mảnh đời bơ vơ, bất hạnh. Khác với nhiều tác phẩm trước, Nguyễn Nhật Ánh đã mạnh mẽ đưa vào tác phẩm sự ích kỷ, sự đố kỵ, ganh ghét một bản tính mà trong con người ai cũng có, xây dựng nên nhân vật phản diện bị ghét mà cũng không đáng ghét vì nó phản ánh chính chúng ta. Có ai dám khẳng định mình chưa hề so sánh đố kỵ với ai đó chưa, có ai từng rộng lượng tha thứ cho tất cả chưa hay cũng một lần ích kỷ với chính bản thân, với anh em người thân của mình. Không có ai là hoàn hảo nhưng nhận thấy lỗi làm mà thay đổi mới đáng trân trọng.
– Thiều – Tường: Đại diện của cái thiện, cái ác
Xuyên suốt từ đầu tác phẩm chúng ta thấy tác giả gần như xoay quanh nhân vật Thiều là nhiều nhất nhưng không thể phủ nhận tất cả các nhân vật đều được xây dựng vô cùng hoàn hảo. Thiều và Tường là hai anh em đối diện cả ngoại hình và tính cách.
Thiều là anh người gầy, cao dỏng và là trung tâm của những trò quậy phá. Mỗi lần anh nghịch ngợm bày trò thì em trai đều phải là người chịu đòn thay. Tường nhỏ con, người bé mũm mĩm rất đáng yêu. Ở em toát lên sự thánh thiện thuần khiết và vô tư đến ngờ nghệch, sẵn sàng chịu đòn thay anh mà không hề kêu la oán trách. Chính vì điều này mà khi Thiều đánh em bị thương đã vô cùng hối hận, đã dành rất nhiều thời gian để chăm sóc cho em.
Review truyện tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cho chúng ta biết thế nào là rung động đầu đời về tình yêu mà Thiều dành cho Mận. Con bé đáng thương có bố bị bệnh Phong lúc nào cũng trốn chui lủi trong nhà, nhà bị cháy phải tá túc ở nhà Thiều. Lần đầu tiên Thiều có cảm giác thích là như thế nào, cảm giác ngại ngùng, lúng túng khi đối diện với Mận.
Cao trào về sự ích kỷ, cố chấp chỉ nghĩ đến bản thân mình đó chính là Thiều cảm thấy ghen tuông, khó chịu khi Mận lúc nào cũng quấn lấy Tường, tíu tít bên nhau, chơi cùng nhau. Khi Tường và Mận chơi trò đồ hàng ăn thịt gà thì Thiều như: “Bốc cháy, hung hăng cầm cây gậy đánh chó hung hăng phang tới tấp vào lưng thằng Tường và gầm gừ:
– Thịt gà nè! Giấu tao nè! Cho bỏ cái tật ăn lén nè!
● Thiều chính là đại diện của tuổi mới lớn, dở dở ương ương không biết đâu mà lần
Tác giả muốn nói với chúng ta rằng bao nhiêu lâu rồi chúng ta cứ ích kỷ như vậy. Chỉ vun vén niềm vui vào cho riêng mình, chỉ biết “nhảy chân sáo” đi chơi mà không biết người anh, người chị, người em ruột của mình vui buồn ra sao. Chỉ vì cá nhân mà sai lầm này nối tiếp sai lầm kia.
Nhưng đừng vội đổ lỗi hết lên Thiều. Thiều chính là đại diện của tuổi mới lớn, tuổi đang khám phá thế giới, tuổi dở dở ương ương không biết đâu mà lần. Em không hề ác. Em là hiện thân thật nhất của một đứa trẻ, không giả dối, không che đậy cảm xúc, tính toán như người lớn vẫn làm. Chúng ta nhìn thấy chính mình trong Thiều nhiều hơn là trong Tường ngây thơ, trong sáng, vô lo vô nghĩ.
Truyện phức tạp hơn nhiều so với bức tranh ta nhìn thấy về miền quê nghèo khó bình yên. Sóng có thể ở bất cứ nơi đâu, bất cứ nơi nào nhưng những đám cháy nhà Mận, như những trận lũ lụt sắp kéo về mà dấu hiệu là những đám mây đen đang từ từ bay đến.
– Tuổi thơ: hành trang bước vào đời
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có tất cả mọi thứ tình cảm: Tình yêu, tình bạn, tình anh em, tình hàng xóm… Xuyên suốt hơn nữa là tình cảm gia đình, thứ hành trang không thể thiếu trên hành trình chúng ta lớn lên. Gia đình là nơi bắt đầu ra đi và cũng là nơi để trở về dù chúng ta thành một doanh nhân, một nghệ sĩ hay chỉ là người bán hàng bình thường, một lao công đơn giản.
Ở đó cũng những người cha với đôi bàn tay chai sạn, đôi chân nứt nẻ để kiếm sống. Ở đó có người bà mặt đầy nếp nhăn, lúc nào cũng yêu thương cháu vô điều kiện. Ở đó có người mẹ hiền, tóc búi củ hành dần ngả màu sương gió.
Nguyễn Nhật Ánh không chỉ cho chúng ta một vé về tuổi thơ mà còn cho chúng ta những bài học vô cùng sâu sắc đó chính là tình cảm lúc nào cũng trân quý. Hy vọng, review truyện tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh sẽ giúp bạn sẵn sàng cầm cuốn sách trên tay, lật từng trang để cảm nhận chi tiết hơn. Tôi tin rằng, bạn cũng sẽ như tôi sẽ chẳng thấy vô vị, chẳng nỡ gấp sách lại mà đối diện với hiện thực đâu.