Núi Lộc Tồn là một trong số núi kết huyệt. Núi vuông tròn như chiếc trống, phần dưới phình to như chiếc hồ lô.
Núi Lộc Tồn thuộc Thổ. Tòa nhà bên thuộc Thổ trạch
“Hám Long Kinh” của Dương Tùng Quân chia núi Lộc Tồn thành 9 loại căn cứ theo dạng núi như sau:
– Loại thứ nhất: Hình núi như chân trống, chân núi phân nhánh thành cặp cân xứng. Núi này kết hợp với Tham Lang, Hữu Bật, chủ đắc quý.
– Loại thứ 2: Hình núi kiểu bát úp, chân núi phân thành nhiều nhánh nhọn. Gia chủ ngụ tại núi này có uy quyền.
– Loại thứ 3: Chân núi như móng hạc, long mạch ẩn. Nếu xung quanh có gò Thanh Long Bạch Hổ đẹp thì là huyệt cát.
– Loại thứ 4: Hình núi lõm, chân phân nhánh không đồng đều. Thế núi này chỉ nên xây dựng đền miếu.
– Loại thứ 5: Chân núi phân nhánh từ đỉnh, chi cước huyệt mộ của núi phải hồi chuyển thì mới cát.
– Loại thứ 6: Thế núi như sóng lớn, huyệt cát phụ thuộc thủy triều.
– Loại thứ 7: Hình núi như rắn cuộn, giữ vai trò bao bọc núi chính.
– Loại thứ 8: Hình núi như mũ sắt, thế núi có kết huyệt quý.
– Loại thứ 9: Hình như hoa rụng, chỉ làm núi hộ vệ cho chủ sơn (tức núi có huyệt mộ).
Núi Lộc Tồn thuộc hành Thổ. Phải dựa vào hình dáng núi thì mới xác định đó là hung hay cát. Núi cát lập mộ gia chủ thì con cháu “làm nên ăn ra”. Hình núi Lộc Tồn ngay ngắn, phía trước có núi nhỏ đẹp tức núi có tượng quan chức. Đằng sau có “tua kiếm” (gò, chân núi phân nhánh) tức chủ có binh quyền. Nếu kết hợp với núi Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật sẽ trở thành đất đại quý.
Phía chân núi Lộc Tồn phân nhánh nhiều nhưng không đều hoặc như càng cua, chân nhện, không có núi bao bọc thì chủ nhân mắc bệnh tật, hậu thế khó nên người. Bởi vậy, các nhà phong thủy kỵ núi này và coi là ác sơn.
Dương trạch (nhà ở) Lộc Tồn có nền cao thấp không đều, lầu gác nhấp nhô, 2 nhà phụ cao át nhà chính là Lộc Tồn Thổ trạch. Nếu tường nhà có đầu thú hoặc bị đường ngõ xiên cắt là hung.
Theo: Bí ẩn thời vận