Kim ngư thủy chỉ dòng nước chảy ẩn hiện ở trong thiền dực sa. Vì dòng nước này phân nhánh từ đầu, gặp nhau ở đuôi ve, có màu cá vàng nên gọi là Kim ngư thủy.
(Hình minh họa)
Trong chương “Sát hình thiên” thuộc sách “Táng Dực Kinh” Mậu Hy Ung có nói: “ Phàm chân huyệt, tất có chỗ tròn động… bên trái, bên phải mộ tất có dòng chảy nhỏ uốn khúc bao ôm ở tiểu minh đường, các nhà phong thủy gọi chúng là râu tôm, mắt cua, kim ngư”.
Kim ngư thủy là dòng nước chảy chính, hình ẩn, không cần phải có dòng nước chảy thật, nhưng phải có vết tích của râu cái cao, cái thấp. Đây là dòng nước bảo vệ và giữ cho huyệt mộ không bị khô cháy. Nó còn là chứng cứ quan trọng của nơi mộ kết.
Sách “Táng Kinh” viết: “Phép của phong thủy, đắc thủy thứ nhất. Đất gò cao tuy không có sông lớn bao bọc cũng có hồ, ao ngăn khí dừng, nếu không thủy sẽ chảy đi. Kim ngư thủy không thể không có. Nếu kim ngư thủy không ngăn, gọi là thư hùng thất kinh (tức hữu sơn vô thủy), tuy tàng phong cũng không dùng”.
Thủy kim ngư phải có thiền dực sa hộ vệ, không có sa, thủy chảy tản loạn không tụ, lại gặp tai ương.
Theo: Bí ẩn thời vận