Tỳ hưu là loại mãnh thú mang tính huyền thoại, tương truyền con đực được gọi là tỳ, con cái gọi là hưu, nhưng hiện nay cả con đực và con cái đều được gọi chung bằng cái tên tỳ hưu.
Thời xưa, tỳ hưu được chia làm hai loại: một sừng và hai sừng, trong đó loại một sừng được gọi là “thiên lộc”, có tác dụng chiêu tài rước lộc, loại hai sừng gọi là “tịch tà”, có tác dụng xua đuổi tà khí. Về sau, không còn phân biệt một sừng hay hai sừng nữa, tỳ hưu chủ yếu được chế tác với hình dạng một sừng.
Hiện nay, người ta vẫn gọi loại thú này là tỳ hưu hoặc tịch tà, cái tên thiên lộc hầu như đã bị lãng quên. Tại Trung Quốc, cùng với múa rồng, múa lân còn có hình thức múa tỳ hưu nhằm xua đuổi tà khí, đem đến vận may và niềm vui.
Tỳ hưu ngọc
Tạo hình tỳ hưu
Về mặt tạo hình, tỳ hưu có rất nhiều chủng loại, trong đó phổ biến nhất là loại được tạo hình với đầu một sừng, thân phủ lông bờm dài và xoăn, có thể còn được thêm đôi cánh, đuôi có lông xoăn. Tỳ hưu được chế tác từ rất nhiều vật liệu như ngọc, đá, gỗ, sành sứ, đồng…
Tỳ hưu và kỳ lân
Tỳ hưu và kỳ lân đều là các loài linh vật nhưng tỳ hưu là loại mãnh thú có tác dụng trấn an, trừ tà. Người xưa còn dùng tỳ hưu để trấn mộ, tức là làm nhiệm vụ bảo vệ huyệt mộ. Trước những ngôi đền cổ đều có đặt tượng tỳ hưu. Qua đó, chứng tỏ sát khí của tỳ hưu là khá mạnh.
Chức năng phong thủy của tỳ hưu
– Trấn trạch trừ tà: Đặt tỳ hưu đã được khai quang trong nhà, có thể thay đổi vận xấu, tăng cường vận tốt, xua đuổi tà khí, trấn trạch, tức là làm nhiệm vụ bảo hộ gia đình, giúp cả nhà bình an vô sự.
– Rước tài đón lộc: Đây là tác dụng được rất nhiều người biết tới. Các sòng bài, sòng bạc đều thấy bày tỳ hưu. Tỳ hưu khá hữu hiệu trong việc chiêu tài, giữ của, kể cả tài lộc chính đáng hay “ngoài luồng”. Bởi vậy, người theo nghiệp kinh doanh nên bày tỳ hưu trong nhà ở hoặc ở công ty.
– Hóa giải Ngũ hoàng đại sát: Đặt tỳ hưu ở phương vị của Ngũ hoàng đại sát. Nếu Ngũ hoàng đại sát chiếu thẳng vào cửa chính, cần đặt một đôi tỳ hưu.
Theo: Bát trạch minh kính