Ngoài các vật phẩm cát tường như ngọc bội và tranh… trong văn hóa của người Trung Quốc, món ăn ngon cũng góp phần mang lại may mắn. Chính vì vậy mà vào những dịp lễ, tết quan trọng, mỗi gia đình đều chuẩn bị rất nhiều thức ăn ngon, bày trí đẹp mắt với nhiều mong ước tốt lành.
– Phát thái (cải tóc tiên): chữ “phát” (tóc) giống cách phát âm chữ “phát” (phát đạt), ngụ ý là phát tài.
– Hào (con hàu): chữ “hào” giống cách phát âm của chữ “hảo” trong “hảo sự” (sự việc tốt đẹp). Hào cổ kết hợp với cải tóc tiên thành món ăn “phát tài hảo sự” (công việc tốt đẹp phát tài).
– Trư lợi (lưỡi heo): chữ “lợi” (lưỡi) giống cách phát âm của chữ ‘lợi” (lợi ích). Món này kết hợp với cải tóc tiên gọi là “phát tài đại lợi”.
Cá được coi là món ăn có thể đem lại may mắn
– Ngư (cá): chữ “ngư” đồng âm với chữ “dư” (dư giả). Món này kết hợp với cải tóc tiên gọi là “niên niên hữu ngư” (năm nào cũng có dư).
– Nhữ trư (heo sữa): còn có tên gọi “cẩm tú hồng bào” (áo đỏ bằng gấm vóc, tức biểu tượng của giàu sang) vì lớp da ngoài của món heo sữa quay có màu đỏ.
– Sinh thái (rau sống): từ “sinh thái” giống cách phát âm của từ “sinh tài”. Món này kết hợp với hào cổ gọi là “sinh tài hảo sự”. Ngoài ra, món này còn được gọi là “phỉ thúy” vì màu sắc xanh tươi giống như ngọc phỉ thủy.
– Hạch đào: có màu cà phê, tương tự như màu hổ phách, làm món ăn gọi là “hổ phách”. Nếu phối với chả tôm viên gọi là “hổ phách hạ cầu” (chả tôm hổ phách).
– Hồng đậu sa (chè đậu đỏ): chữ “hồng” (đỏ) giống cách phát âm của chữ “hồng” (lớn) nên có tên gọi là “hồng vận đoàn viên” (cả nhà hộ tụ hội, có vận may lớn).
Theo: Biểu tượng may mắn trong phong thủy