Ngũ hành cho không gian chức năng

Xác định tính chất ngũ hành cho nội thất nên phân biệt chính phụ. Mỗi không gian sử dụng trong nhà đều mang một (hoặc nhiều) đặc trưng ngũ hành. Nắm được tính chất ngũ hành của các không gian chính sẽ giúp việc bố trí nội thất hài hòa hơn.

 

Theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên (nếu có nhà tầng) thì các không gian chính sẽ có tên gọi theo ngũ hành như sau:

 

– Phòng khách: hành Thổ, tính trung hòa, cộng thêm với không gian tiền sảnh có thể mang đặc trưng Thổ hoặc Kim (nếu có vòm tròn).

 

– Phòng sinh hoạt gia đình: thuộc Thổ và một phần Mộc (nếu như tính chất sinh hoạt là uống trà, nơi đọc sách hoặc trò chuyện). Nếu bạn bố trí thêm chỗ xem TV hoặc các thiết bị nghe nhìn khác… thì tính chất là Thổ cộng Kim. Khi phòng này có bàn thờ thì bổ sung thêm hành Hỏa, tương tự với phòng thờ cũng thuộc hành Hỏa.

tinhnguhanh - Ngũ hành cho không gian chức năng

Khu bếp hành Mộc, có tăng tính Hỏa nếu gần bếp.  Ảnh: HL

 

– Phòng ăn: Khi chỗ ăn cạnh bếp thì tính Hỏa tăng, ngược lại phòng ăn mang tính Mộc là chính. Nếu có thêm thiết bị nghe nhìn hoặc kết hợp bếp kiểu công nghiệp đơn giản thì hành Kim sẽ xen vào.

 

– Gian bếp: đặc trưng hành Hỏa. Nếu bạn nấu bếp theo kiểu truyền thống dùng bếp lò, than, củi… càng nhiều thì tính Hỏa càng tăng. Ngược lại, nếu bếp mang tính công nghiệp, gọn nhẹ và thiết bị tối tân như lò vi ba, bếp điện… thì thêm tính Kim. Nếu bếp có kết hợp chỗ ăn thì bổ sung hành Mộc.

 

– Phòng làm việc: Chủ yếu là hành Kim (nơi tư duy, có nhiều thiết bị, dụng cụ…) và thêm hành Thổ hoặc Mộc tùy trường hợp. Ví dụ phòng làm việc kết hợp thư viện, tủ sách nhiều thì tăng Mộc, có chỗ tiếp khách thì thêm Thổ.

tinhnguhanh2 - Ngũ hành cho không gian chức năng

Phòng ngủ đặc trưng hành Mộc. Ảnh: HL

 

– Phòng ngủ: Đây là không gian đặc trưng của hành Mộc. Tùy theo tính chất trang trí và vật dụng mà sẽ thêm hành khác. Ví dụ như trong phòng ngủ có bàn làm việc thì hành Kim xuất hiện, có hồ cá, cây cảnh thì thêm hành Thủy….

 

– Giếng trời: Tuy không phải là không gian để ở nhưng giếng trời đóng vai trò quan trọng để cân bằng và nối tiếp khí trong nhà. Đặc trưng ngũ hành của giếng trời là hành Thổ (nhất là giếng trời có hình vuông) nhưng cũng có thêm tính Mộc (giếng trời hình ống dài và có trồng cây) hoặc hành Thủy (có hồ hoặc thác nước nhân tạo).

 

Theo Thanh Niên

Yêu Trẻ

Website hữu ích

Website mua Đồ chơi trẻ em cao cấp tại TP. Hồ chí minh.

Trang truyện ngôn tình online hay nhất hiện nay.

Bài viết mới

Top 7 truyện đam mỹ ngược trước sủng sau đỉnh nhất

Top 7 truyện đam mỹ ngược trước sủng sau đỉnh nhất

Nếu bạn đang tìm kiếm một thể loại truyện đầy cảm xúc và cuốn hút, truyện đam mỹ ngược trước […]

Top 8 truyện sắc tình đỉnh nhất nên đọc

truyện sắc tình

Nếu bạn đang khao khát một thể loại truyện giàu cảm xúc và lôi cuốn, truyện sắc tình chính là […]

top 10 truyện tranh ngôn tình hay nhất trên site Truyện Tranh 3Q năm 2024

truyen xuyen khong thanh nu phu phan dien doc ac nhat 3593 472 150x150 - top 10 truyện tranh ngôn tình hay nhất trên site Truyện Tranh 3Q năm 2024

Dưới đây là top 10 truyện tranh ngôn tình hay nhất trên site Truyện Tranh 3Q năm 2024, được yêu […]

Top 8 đam mỹ sắc nổi tiếng nhất đáng đọc

đam mỹ sắc

Nếu bạn chưa từng khám phá những tác phẩm thuộc thể loại đam mỹ sắc, thì bạn đang bỏ lỡ […]

Top 5 truyện đam mỹ h+ hay nhất

truyện đam mỹ h+

Truyện đam mỹ h+ hiện nay được khá nhiều bạn đọc tìm kiếm, nếu như bạn đang đam mê một […]

Copyright © 2001 - 2016 Đồ họa Xây dựng - Kiến trúc - Phát triển bởi dịch vụ Thiet Ke Web của Thiết Kế Website Đẹp