* Mọt Lyctus brunneus Steph.: thường hại đồ gỗ làm bằng gỗ trám, gỗ vạng, gỗ dán. Sâu trưởng thành dài 3 – 4mm, màu nâu, thân hẹp, không có lông; râu dài hình dùi đục, có 11 đốt; cánh cứng màu vàng, có 6 hàng chấm giữa mỗi cánh. Hàng năm chúng bay xa vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 và đẻ trứng trên vật gỗ khô. Đường hang của sâu non không có hướng nhất định và chứa đầy bột gỗ mịn. Chúng thường tập trung ăn gỗ dác. Gỗ bị mọt nhìn bên ngoài còn giữ một lớp gỗ mỏng nhưng bên trong đã bị đục ruỗng. Đường mọt đục chứa đầy phân mọt.
* Mọt Lyctolyon sp.: thường phá hại đồ gỗ làm bằng lim xẹt và gỗ tạp khác. Thân màu nâu sẫm, phủ lông trắng hình dùi đục; mắt kép to hơi lồi. Cánh cứng, màu nâu đậm có 6 hàng lông. Ưa đục vào gỗ dác, lấy bột gỗ làm thức ăn, ít đục vào lõi.
Có 3 loài mọt thường phá hại gỗ tươi: mọt Diapus và mọt Platypus cavus, thuộc họ Mọt chân dẹt (Platypodidae), thường phá hại gỗ tươi thuộc các loài cây trám, vạng, ràng ràng, sau sau,…; mọt Xyleborus sp. thuộc họ Mọt Ipidae, thân dài 5mm, màu vàng nâu, đầu bị lưng ngực phát triển che lấp, nhìn từ trên xuống không thấy đầu. Các hang mọt chứa đầy nấm mốc. Sâu non, sâu trưởng thành, nhộng,…ở trong cùng 1 hang, cửa hang được che bằng màng phân mọt, màu đen.
Có 3 loài chính thường gặp:
* Mọt tre dài <(Dinodercus minutus Fab.): sâu trưởng thành dài 2,5 – 3,5mm, màu nâu đỏ; đầu giấu dưới ngực. Sâu non màu trắng sữa, thân uốn cong. Nhộng trần, màu trắng sữa, mắt kép và râu trước đen, cuối bụng có đôi kim bồi ở đuôi.
* Mọt Nhật Bản (Dinodercus japonicus Lesn.): giống mọt tre dài, râu dài có 11 đốt, đốt bàn chân thứ nhất dài hơn đốt thứ hai.
* Mọt 2 răng (Sinoxylon sp.): sâu trưởng thành dài 10 – 15mm, là loài mọt tre lớn; cuối cánh cứng có 2 gai nhọn.
Tập quán hoạt động của các loài mọt hại tre nứa là thích sống nơi tối, sợ ánh sáng mặt trời. Con cái đục tre nứa hay gặm vỏ, đẻ trứng. Sâu non nở ra, đục vào trong thành đường dọc, đường ngang; hóa nhộng ngay trong đường hang. Sâu trưởng thành rồi vũ hóa, gặm lỗ ở cuối đường hang bay ra. Mọt tre dài phá hại mạnh vào mùa Xuân. Tre non, tre mọc ở đồng bằng bị hại nặng hơn tre già, tre núi. Tre vận chuyển đường thủy ít bị hại hơn vận chuyển đường bộ. Tre xếp đống ở nơi nắng gió ít bị hại hơn.
Cách phòng trừ mọt hại tre nứa: Ngâm tre ở chỗ nước chảy để giảm bớt lượng bột đường trong thân, không ngâm nước ao tù; có thể ngâm nước vôi nhưng ảnh hưởng không tốt tới chất lượng tre, làm cho tre vàng và bị mềm; khử mọt bằng phương pháp xông hơi với phodphorade hoặc phun tẩm các sản phẩm tre nứa bằng các loại thuốc phòng trừ mối mọt.