Mặc dù hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng do thiếu ăn vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng có quy mô toàn cầu, đối với Việt nam thì tình hình đã cải thiện hơn rất nhiều tính trên trung bình. Vùng thành phố, đặc biệt là các đô thị lớn, người lớn và cả trẻ em đều có xu hướng quá cân, thậm chí béo phì ngày càng tăng cao.
Cho đến nay, y học đã có nhiều bằng chứng cho thấy quá cân và béo phì có liên quan đến rất nhiều bệnh lý, mà quan trọng nhất là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh lý cao huyết áp, mạch vành mà hậu quả là đột quỵ não và tim, nặng hơn là ung thư; và nghiêm trọng nhất là những người béo phì có tuổi thọ ngắn hơn những người không béo phì.
Trẻ thấp bé, nhẹ cân: sai lầm từ cách nhìn chuyên môn
Rất nhiều bà mẹ vì nhìn thấy con mình có tầm vóc thấp hơn hoặc nhẹ ký hơn hoặc cả thấp và nhẹ hơn trẻ cùng tuổi, vội vã lo lắng đem đi khám bác sĩ, hoặc mua thuoc tang can. Nhiều bác sĩ đem so cháu với bảng “chuẩn” phát triển của trẻ cũng cho là cháu thấp hoặc nhẹ hơn trị số trung bình. Rất nhiều trường hợp như thế và đó là một quan niệm sai lầm và đánh giá sai lầm.
Trẻ em từ lúc mới sinh ra cho đến 2 hay ba tuổi là giai đoạn đang hoàn thiện và phát triển, không chỉ về mặt thể chất mà quan trọng nhất là mặt chức năng. Hai chỉ số để theo dõi sự lớn và phát triển quan trọng nhất cho trẻ em trong thời gian này là chiều cao và cân nặng. Do vậy mà giới chuyên môn đưa ra biểu đồ phát triển để theo dõi cho trẻ.
Cần phải hiểu rằng, các biểu đồ này không phải là biểu đồ chuẩn, các trị số được tính trung bình dựa trên số đông hàng triệu trẻ; nên nó không thể áp dụng một cách cứng nhắc cho một trẻ nào, mà chỉ là một chỉ số để tham khảo. Nếu chiều cao hoặc cân nặng của trẻ nó thấp quá hoặc cao quá ngưỡng của các trị số tham khảo đó, bác sĩ sẽ khám xét kỹ xem cháu bé có gì lạ không, chứ không có nghĩa là cháu bé bất thường.