Nhân sâm Việt Nam – Giới thiệu web

nhan sam viet nam có nhiều loại, song quý nhất là sâm Ngọc Linh mọc tại vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam trên độ cao 1.500 – 2.200 m. Ngoài tác dụng tăng lực, chống lão hóa, tăng sức đề kháng như các loài sâm khác, nhân sâm việt nam còn có tính kháng khuẩn, chống stress tâm lý. Hiện hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đang có kế hoạch trồng và khai thác nguồn sâm Ngọc Linh.

  

nhân sâm của Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc là ba trong năm loài sâm quý được thế giới công nhận (hai loài còn lại là sâm Mỹ (Panax quinquefolius và Panax trifolius mọc ở vùng Bắc Mỹ) vì có hợp chất đặc trưng saponin dammaran.
 
Có nhiều loại sâm mọc ở Việt Nam, nhưng được thế giới biết đến và đề cập ở đây là sâm Ngọc Linh, còn gọi sâm K5 (Panax vietnamensis Ha et Grushv) – loài sâm chỉ có ở Việt Nam và đã được phát hiện tại vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam ở độ cao 1.500 – 2.200m. 
 
Sâm Việt Nam có cùng chi Panax và cùng họ nhân sâm (Araliaceae) với sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc. Sâm Triều Tiên còn gọi là nhân sâm, sâm, ginseng (Panax ginseng C.A. Meyer) và sâm Trung Quốc còn gọi là tam thất Trung Quốc, sâm tam thất, kim bất hoán, sanchi ginseng (Panax notoginseng (Burk) F.H. Chen.).
 
Về mặt hình thái học, cả ba đều là thảo mộc sống nhiều năm, cao khoảng 0,6m với lá kép mọc vòng, có cuống dài, gồm năm lá chét mọc thành hình chân vịt. Riêng sâm Trung Quốc có thể có bảy lá chét. Thường cây ba năm tuổi mới trổ hoa. Cụm hoa mọc giữa vòng lá kép mang rất nhiều hoa nhỏ có năm cánh, hoa mầu trắng hay lục nhạt. Quả mọng, khi chín mầu đỏ tươi, thường chứa 1-2 hạt. Tuy nhiên quả của sâm Việt Nam đa số có chấm đen ở đỉnh và chủ yếu có một hạt. Quả của sâm Trung Quốc thường chứa 2-3 hạt và có một số ít quả có chấm đen.
   
Về bộ phận sử dụng của các loại sâm chủ yếu là rễ củ. Sâm Việt Nam có xu hướng phát triển thân rễ là chính và tốt nhất là sử dụng sau năm năm. Sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc mọc ở vùng ôn đới và hàn đới từ 230 vĩ độ bắc trở lên. Chỉ riêng sâm Việt Nam mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới ở 14055 – 15007 vĩ độ bắc.
   
Về thành phần hóa học, các loài sâm đều có hoạt chất chính là saponin. Theo phân loại hóa học của Osamu Tanaka (1989) thì sâm Việt Nam được xếp cùng nhóm với sâm Triều Tiên là nhóm hầu hết saponin thuộc khung dammaran với số lượng và hàm lượng ginsenosid cao, chỉ có 1-2 saponin olean có hàm lượng không đáng kể. Riêng sâm Trung Quốc chỉ có nhóm saponin dammaran, không có saponin olean. Tuy nhiên chỉ có sâm Việt Nam mới có hợp chất saponin dammaran kiểu ocotillol với Majonosid R2 chiếm hơn 50% hàm lượng saponin. Thành phần này quyết định những khác biệt của sâm Việt Nam so với sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc trong trị liệu.
   
Về tác dụng phòng chữa bệnh, các loài sâm thuộc chi Panax thường có những tác dụng dược lý và lâm sàng tương tự nhau, có thể dùng thay thế nhau trong phòng chữa bệnh với những tác dụng chủ yếu được thừa nhận như sau: tác dụng bổ chung, tăng lực và sinh thích nghi (antistress), phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường mà khái niệm của y học cổ truyền gọi là "hồi dương". Tác dụng chống lão hóa, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào, tăng tạo các tế bào mới. Tác dụng kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng và chống lại một số bệnh ung thư. Ngoài những tác dụng chung nêu trên, mỗi loài sâm còn có những tác dụng ưu thế riêng, như sâm Việt Nam có tính kháng khuẩn, tác dụng chống stress tâm lý mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không thể hiện. Sâm Trung Quốc có tác dụng cầm máu do rút ngắn thời gian đông máu, trị chứng thiếu máu cục bộ ở não, tim…
 
Người Việt Nam dùng từ sâm rất chung chung, vừa chỉ sâm Triều Tiên vừa mở rộng ra với một số loài cùng chi Panax, họ nhân sâm (Araliacede) có tác dụng tương tự như sâm Triều Tiên: sâm Mỹ,   sâm Việt Nam, sâm Trung Quốc… Nhân dân ta còn gọi là sâm, những rễ củ nào có dạng giống hình người như nhân sâm, mặc dù những cây này hoàn toàn khác về thực vật học, hóa học và tác dụng sinh học.
   
Hiện nay chỉ có vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có thể trồng được sâm Việt Nam vì đó là vùng sâm Việt Nam nguyên thủy. Hai tỉnh này đã có kế hoạch tổ chức lại vùng trồng theo hướng trồng sâm bán hoang dại dưới tán rừng tự nhiên trong điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng và khai thác hợp lý nguồn dược liệu quý này. Việc di thực ra khỏi tán rừng tự nhiên và trồng ở những độ cao thấp hơn vẫn còn đang được nghiên cứu. Hy vọng sau này các vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ đều trồng được sâm. Tuy nhiên, để đạt chất lượng làm thuốc đối với những cây sâm mọc ở vùng trồng mới cần phải có thời gian nghiên cứu khảo sát thêm.
 
Phó Tiến sĩ Trần Công Luận
Trung tâm Sâm và dược liệu TP Hồ Chí Minh

Yêu Trẻ

Website hữu ích

Website mua Đồ chơi trẻ em cao cấp tại TP. Hồ chí minh.

Trang truyện ngôn tình online hay nhất hiện nay.

Bài viết mới

Top 7 truyện đam mỹ ngược trước sủng sau đỉnh nhất

Top 7 truyện đam mỹ ngược trước sủng sau đỉnh nhất

Nếu bạn đang tìm kiếm một thể loại truyện đầy cảm xúc và cuốn hút, truyện đam mỹ ngược trước […]

Top 8 truyện sắc tình đỉnh nhất nên đọc

truyện sắc tình

Nếu bạn đang khao khát một thể loại truyện giàu cảm xúc và lôi cuốn, truyện sắc tình chính là […]

top 10 truyện tranh ngôn tình hay nhất trên site Truyện Tranh 3Q năm 2024

truyen xuyen khong thanh nu phu phan dien doc ac nhat 3593 472 150x150 - top 10 truyện tranh ngôn tình hay nhất trên site Truyện Tranh 3Q năm 2024

Dưới đây là top 10 truyện tranh ngôn tình hay nhất trên site Truyện Tranh 3Q năm 2024, được yêu […]

Top 8 đam mỹ sắc nổi tiếng nhất đáng đọc

đam mỹ sắc

Nếu bạn chưa từng khám phá những tác phẩm thuộc thể loại đam mỹ sắc, thì bạn đang bỏ lỡ […]

Top 5 truyện đam mỹ h+ hay nhất

truyện đam mỹ h+

Truyện đam mỹ h+ hiện nay được khá nhiều bạn đọc tìm kiếm, nếu như bạn đang đam mê một […]

Copyright © 2001 - 2016 Đồ họa Xây dựng - Kiến trúc - Phát triển bởi dịch vụ Thiet Ke Web của Thiết Kế Website Đẹp