Mối có rất nhiều loài, mỗi loại có một đặc tính khác nhau đối với casc công trình, nhà cửa, kho tàng, văn phòng. Ta thường gặp giống mối Coptomes ceylonicus chúng đặc biệt nguy hiểm với công trình xây dựng. Chúng có khả năng phát triển nhanh, đặc tính phá hoại lớn, tồn tại phổ biến và chúng có đặc tính di chuyển rộng trong khu vực tổ từ phòng này sang phòng khác, từ tầng này sang tầng khác. Do đó, chúng là loại mối rất nguy hiểm cho các đồ dùng vật dụng và công trình xây dựng, chúng phá hoại các đường dây điện gây ra hiện tượng chập điện nguy hiểm.
Diệt mối tận gốc : gồm 4 bước chính
+ Bước 1 – Nhử mối :
Đặt hộp nhử mối có tẩm các chất dẫn dụ vào các vị trí đang có mối hoạt động và những nơi có dấu hiệu xuất hiện của mối để nhử mối thợ, mối lính vào ăn.
+ Bước 2- Phun thuốc lây nhiễm:
Sau thời gian khoảng 10 ngày khi mối đã tập trung vào trong hộp nhử mối nhiều thì phun thuốc PMC 90 vào các hộp nhử và đặt hộp nhử vào vị trí ban đầu. Mục đích của việc làm này là để cho mối thợ, mối lính sau khi bị dính thuốc phải chạy được về tổ làm lây lan thuốc cho những mối thợ, mối lính và mối chúa trong tổ gây mất cân bằng sinh thái trong môi trường tổ nhằm tiêu diệt mối chúa ( cá thể duy nhất có khả năng sinh sản trong tổ mối). Sau khi toàn bộ tổ mối bị tiêu diệt, xác mối thối rữa sẽ mọc ra một loại nấm sinh học và chúng sẽ tồn tại mãi ở đó, không có một loại mối nào có thể xâm nhập được. Phương pháp này gọi là diệt mối theo phương pháp lây truyền hay diệt mối theo phương pháp hóa sinh ( Diệt mối tận gốc).
+ Bước 3 – Thu dọn hộp:
Sau khi phun thuốc khoảng 7 – 10 ngày tiến hành thu dọn hộp nhử mối.
+ Bước 4 – Kiểm tra kết quả diệt mối:
Nếu kiểm tra không còn mối trong các khu vực đã được tiến hành xử lý thì tổ mối đã được tiêu diệt toàn bộ. Tiếp tục phun 1 lần thuốc Agenda 25EC lên toàn bộ khu vực xử lý mối để đề phòng mối có thể làm tổ trở lại. Kết thúc công đoạn diệt mối tận gốc.
Các bạn có thể liên hệ trung tam diet moi để được tư vấn và sử dụng hiệu qua rhonw những biện pháp phòng chống mối.