Chủ đề về biển đạo được nhiều nhà văn viết đến trong tập sách “ Mắt Biển”, tập hợp những tác phẩm hay của các nhà văn nổi tiếng, mang đến cho độc giả những góc nhìn mới về tình yêu quê hương đất nước, yêu con người xung quanh chúng ta, từ đó nuôi dưỡng tình yêu đó thành hành động để bảo vệ đất nước.
1/ Giới thiệu
Vừa qua, tập sách ” Mắt Biển ” nói về biển đảo quê hương Việt Nam đã được xuất bản và ra mắt độc giả khắp cả nước. Đây là một tác phẩm tập hợp nhiều truyện ngắn in trên báo Văn Nghệ của tổng cộng 14 tác giả như Nguyễn Hữu Quý, Võ Thị Xuân Hà, Lê Hoài Nam, Nhụy Nguyên… Với sự góp mặt của 17 truyện ngắn xuất sắc, ca ngợi lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc , báo Văn Nghệ đã đưa ra ý tưởng xuất bản cuốn sách ngay khi tình hình biển Đông nóng lên, và phối hợp cùng NXB Phụ Nữ thực hiện.
Theo như lời của Nhà văn Phong Điệp – một trong hai chủ biên cuốn sách – hầu hết tất cả các tác phẩm in trong tập Mắt Biển đều được lựa chọn rất chi tiết và kĩ lưởng từ rất nhiều truyện ngắn viết về biển đảo in trên báo Văn Nghệ trong vòng 5 năm trở lại đây. Nếu đã viết về biển đảo, viết về vùng đất chủ quyền thiên liên của dân tộc, thì không hẳn chỉ là việc tái hiện lại hình ảnh các chiến sĩ cầm súng mà còn là ngợi ca tinh thần của những người dân bám biển.
Tuy thật thà, chất phát nhưng những ngư dân này lại có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn lãnh hải quốc gia. Chính vì lẻ đó cuốn sách như tái hiện không chỉ là cuộc đời, tình yêu, mà còn là tâm tư, thân phận của những con người lầm lũ cả đời gắn bó thân mình với biển đảo quê hương.
Không chỉ vậy nhà văn Khuất Quang Thụy – Tổng biên tập báo Văn Nghệ – cũng cho rằng cảm hứng anh hùng cho quá trình dân tộc cũng là bắt nguồn từ cảm hứng về biển đảo và đại dương. Thật vậy, chính hình ảnh sóng biển ngoài khơi xa đã góp phần tô điểm cho bức tranh của các anh hùng chiến sĩ nơi biên cương thêm phần to lớn, vĩ đại. Lắng nghe lời chia sẽ của ông ta mới thấm thía thêm được nhiều điều ” Câu chuyện trong truyền thuyết xưa về chàng Mai An Tiêm miệt mài lao động và khám phá trên một hòn đảo để tìm ra giống hoa thơm cỏ lạ đem về cung tiến tổ tiên đã được tiếp nối.
Thời nay, những người lính, những cô gái, chàng trai ngày đêm vượt lên sóng dữ, vượt lên chính mình với mong muốn chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng mọi kẻ thù để khám phá đại dương, làm giàu từ biển và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”. Từ lời nói đầy xúc cảm đó, có thể thấy công sức và tấm lòng của các chiến sĩ ngoài khơi xa xiết bao vĩ đại, để gìn giữ non sông đất nước họ sẵn sàng để lại tình cảm, gia đình, để lại tương lai, sự nghiệp để đi theo tiếng gọi của lí tưởng và con tim.
Sau khi dành thời gian tìm hiểu tập sách Mắt Biển, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có đôi lời gởi gấm. Chúng tôi xin được vắn tắt như sau. Cuốn sách cho ta thấy được hai cách nhiền khác nhau nhưng đều quan trọng. Đầu tiên là thái độ của người viết và kế đến là sự hiểu biết của người đọc về vấn đề biển đảo cũng như tình yêu, trách nhiệm của họ với chủ quyền Tổ quốc Việt Nam. Điều đặc biệt ở tập sách mà khó có tác phẩm nào đạt được đó chính là sự ngôn ngữ hoá và nghệ thuật hóa tình yêu, trách nhiệm của nhân dân.
Nhờ văn học mà mọi khoảnh khắc lịch sử và tâm hồn đều được ghi nhận một cách sống động nhất, chân thật nhất cho dù thời gian đã trôi qua bao lâu đi chăng nữa. Chính vì lẽ đó, ở mọi tác phẩm dù lớn hay nhỏ, sứ mệnh của tất cả nhà văn, nhà thơ đều trở nên cực kì quan trọng. Bởi không có sự đóng góp của các nhà văn cũng như sự tồn tại của văn học chúng ta mãi sẽ không thể nào biết ” gió thổi qua thế giới như thế nào”.