Top 10 cao thủ trong truyện Kim Dung đã được liệt kê trong list dưới đây. Ai là cao thủ hùng mạnh nhất trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung? Đó là câu hỏi đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng độc giả mến mộ các tác phẩm của nhà văn nổi tiếng. Hãy cùng khám phá top 10 cao thủ trong truyện Kim Dung dưới đây nhé!
Hồng Thất Công
Tác phẩm: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ
Thể loại: Kiếm hiệp, Tiểu thuyết, Hư cấu
Số chương: 40 chương – 236 chương
Hồng Thất Công là bang chủ thứ mười tám của Cái Bang. Tuổi tác có lẽ là cao thứ nhì trong Võ Lâm Ngũ Bá (Sau Vương Trùng Dương). Ông có thể sinh vào năm 1125-1135 cũng thuộc giai đoạn suy tàn của triều Tống. Hồng Thất Công là bang chủ thứ mười tám của Cái Bang, tính ham ăn ham rượu. Cũng vì ham ăn nên ông đã không cứu kịp một người huynh đệ trong Cái Bang. Vì ân hận nên ông tự chặt cụt một ngón tay để nhắc mình (Nên giang hồ gọi là Cửu Chỉ Thần Cái). Ham rượu thịt có lẽ là nhược điểm duy nhất của ông bởi những gì còn lại thuộc về ông là những việc làm đẹp nhất của một đời người, một bậc hào sảng, xứng danh là đại anh hùng, đại hiệp sĩ chủ trì công đạo trong thiên hạ. Ông từng nói một câu mang đậm triết lý hành hiệp trượng nghĩa của cuộc đời “Lão khiếu khóa nhất sinh giết hai trăm ba mươi mốt người, kẻ nào cũng là quân gian ác, nếu không là tham quan ô lại, thổ hào ác bá thì là đại gian đại ác, phụ nghĩa bạc hạnh. Lão khiếu hóa tham ăn uống nhưng bình sinh chưa bao giờ giết nhằm người tốt”. Hồng Thất Công cũng vì quá tốt mà hai lần bị Âu Dương Phong hạ sát. Nhưng có lẽ Bắc Cái lẫy lừng trong thiên hạ là một bậc quân tử phi phàm ở trên đời.
Hồng Thất Công võ công rất cao siêu, tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, ông là một trong Thiên Hạ Ngũ Tuyệt, xưng tụng là Bắc Cái. Hai môn võ nổi tiếng của Hồng Thất Công là Hàng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp. Hàng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp là hai tuyệt kỹ trấn bang của Cái Bang. Đã được Huỳnh Ngọc Chiến phân tích rất hay về hai thứ võ công này, tôi xin trích lại
Vô Danh Thần Tăng
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
Trong Thiên long bát bộ của cố nhà văn Kim Dung, Vô Danh Thần Tăng chính là nhân vật được nhiều người đánh giá là có võ công siêu phàm nhất. Đây là một nhân vật không hề có tên hay ngoại hiệu, Vô Danh Thần Tăng hay Tảo Địa Tăng là cách gọi của nhiều fan kiếm hiệp về nhân vật đặc biệt trên. Dù xuất hiện ngắn ngủi một vài đoạn trong Thiên long bát bộ, nhưng ấn tượng mà đệ nhất cao thủ này để lại mãnh liệt tới mức không mấy người mê truyện không nhớ tới.
Trong truyện, khi lão tăng xuất hiện, chẳng có ai nhận ra, thậm chí hòa thượng Thiếu Lâm Tự cũng không gọi ra được tên lão, chỉ biết đó là lão tăng phục vụ ở vào địa vị thấp nhất, quét chùa, làm việc tạp vụ, chỉ cạo đầu mà không bái sư, không truyền võ công, không tu thiền định, không xếp thứ bậc trong Huyền, Huệ, Hư, Không.
Ông chỉ cần nhìn qua là biết được loại võ công mà Cưu Ma Trí (một cao thủ khác) dùng là gì. Cưu Ma Trí muốn dùng chiêu Vô tướng kiếp chỉ để đánh lén ông. Nhưng vô danh đại sư vẫn coi như không, chẳng cần động thủ, tự khắc chiêu pháp của Cưu Ma Trí bị chặn đứng lại và chỉ cần một cái phẩy tay, đã khiến cho Cưu Ma Trí bị thương, vội bỏ chạy.
Lặng lẽ làm người quét dọn Tàng Kinh Các suốt mấy chục năm nhưng luận về tài và đức của tăng sư thì đến đại đức cao tăng cũng phải nghiêng mình kính phục. Với tài nghệ của mình, Vô Danh Thần Tăng thậm chí xứng đáng làm được phương trượng Thiếu Lâm Tự hay thậm chí là minh chủ võ lâm nữa.
Tiểu Long Nữ
Tác phẩm: Thần Điêu Hiệp Lữ
Thể loại: Kiếm hiệp, Tiểu thuyết, Hư cấu
Số chương: 236 chương
Tiểu Long Nữ là một đứa trẻ mồ côi được chưởng môn đời thứ 2 của phái Cổ Mộ (tên gọi phái này được đặt từ khi Lý Mạc Sầu vang danh thiên hạ) nhặt về nuôi và nhận làm đệ tử. Năm 14 tuổi, sư phụ Tiểu Long Nữ vì bảo vệ mật thất đã qua đời để lại cho cô chức chưởng môn.
Nhận Dương Quá làm đệ tử nhưng sau một thời gian bên nhau thì tình yêu giữa hai người đã nảy nở. Tuy nhiên những lễ giáo, những dị nghị của mọi người xung quanh, những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, những rối ren gian trá của cuộc đời mà Tiểu Long Nữ trước giờ chưa từng nếm trải đã thử thách nàng cũng như chuyện tình với Dương Quá rất nhiều. Đỉnh cao là việc độc nhập vào tim khiến nàng phải nhảy xuống đáy tuyệt tình cốc và để lại hai dòng chữ:
Tiểu Long Nữ được miêu tả như một tuyệt thế mỹ nhân, hay mặc y phục có màu trắng. Tiểu Long Nữ sống lâu ngày trong cổ mộ nên tính tình lạnh lùng, ít nói và có cách suy nghĩ có phần chất phác đơn giản (tuy nhiên không phải là kém thông minh). Đối với nàng, mọi người chỉ như gió thoảng mây trôi, cô luôn nói chuyện một cách vô tình nhưng đối với Dương Quá nàng lại hết sức dịu dàng. Dương Quá là người duy nhất có thể làm Tiểu Long Nữ cười.
Tiểu Long Nữ dù tuổi trẻ nhưng đã có một thân võ nghệ phi phàm, đặc biệt là khinh công thượng thừa đã luyện từ nhỏ bằng cách ngủ trên dây thừng. Nàng tinh thông các loại võ công của phái Cổ Mộ và đã cùng Dương Quá luyện thành Ngọc Nữ Tâm Kinh, võ công chí cao của bổn môn với tuyệt kỹ Song Kiếm Hợp Bích oai trấn giang hồ. Sau này, lại được cơ duyên học thêm Cửu Âm Chân Kinh do Vương Trùng Dương ghi lại trong Hoạt Tử Nhân Mộ. Đặc biệt sau khi được Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông truyền lại môn Song Thủ Hỗ Bác thì nàng đã tiến đến một cảnh giới mới, có thể tự mình thi triển Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp cùng một lúc giao đấu với nhiều cao thủ. Khi mới xông pha giang hồ, võ công của Tiểu Long Nữ còn thua kém sư tỷ là Lý Mạc Sầu – người chỉ là nhân vật hạng hai, hạng ba trong võ lâm. Cho đến khi nàng tu luyện được môn võ Ngọc Nữ tố tâm kiếm pháp và học được thuật Song thủ hỗ bác của Chu Bá Thông thì nàng đã phát huy sự lợi hại của môn kiếm pháp này đến tột cùng. Nàng còn đánh thắng cả nhất đại cao thủ của Mông Cổ là Kim Luân Pháp Vương.
Đạt Ma Tổ Sư
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
Đạt Ma tổ sư, thủy tổ võ học Thiếu Lâm. Tác giả của thần công vô thượng Dịch Cân Kinh
Truyền thuyết nói rằng vị tổ sư của Thiếu Lâm từng “nhất vĩ độ giang”, dùng một cành lau để qua sông. Vâng, không chỉ là truyền thuyết mà điển tích này được nhắc đến trong Thiên Long Bát Bộ, vị Cầm Tiên Khang Quảng Lăng từng viết một khúc nhạc để ca ngợi lão tổ Thiếu Lâm thần thông qua sông bằng một ngọn cỏ lau. Khúc nhạc này ông viết để tặng Huyền Khổ đại sư, bằng hữu của ông, tên khúc nhạc là : Nhất Vi ngâm. Quả thế, chuyện Đạt Ma lão tổ qua sông bằng ngọn cỏ lau hoàn toàn là chuyện thật và nhân sĩ giang hồ hàng mấy trăm năm sau vẫn không quên.
Nghe thì đơn giản nhưng nó bao hàm ý nghĩa sâu xa lắm.
Như đã biết, trong Kim Dung không một ai có được bản lĩnh kinh thiên động địa này. Thạch Phá Thiên sau khi học xong võ công Hiệp Khách Đảo với nội công vô địch cổ kim vẫn phải dùng khúc gỗ làm đệm để bay ra biển cứu người và chìm nghỉm ngay sau đó. Còn Đạt Ma nhẹ nhàng qua sông với một ngọn cỏ nhỏ bé. Có thế nào thì người giang hồ mấy trăm năm sau, gần ngàn năm sau còn nhắc tới chứ? Vì đó là bản lĩnh ngàn năm không có ai đạt được. Tôi nghĩ là vậy.
Nhưng, đó chỉ là Đạt Ma của những năm trước khi chưa diện bích, cuối đời lão tổ diện bích 9 năm viết ra Dịch Cân Kinh và tọa hóa ngay sau đó. Dịch Cân Kinh thì khỏi phải nói rồi, thần công chí cao vô thượng. Du Thản Chi trúng độc ghê gớm nhất thiên hạ mà nhờ DCK hóa giải và trong thời gian ngắn ngủi vươn lên thành một cao thủ có chân lực hàng đầu đương thời. Lệnh Hồ Xung chân khí dị chủng, thần y bó tay, cao thủ không chữa nổi mà DCK hóa giải được hết. Điều đáng nói là chưa một ai chạm tới đỉnh của thần công này. Tôi nghĩ dù là Du Thản Chi hay Lệnh Hồ Xung cũng chỉ chạm chút da lông bên ngoài mà thôi.
Còn người viết ra nó, Đạt Ma, người đã đạt tới vô nhân tướng, vô ngã tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng thì khủng khiếp đến đâu thì khó mà tưởng tượng ra được.
Điều tiếp theo là tại sao Đạt Ma viết xong Dịch Cân Kinh lại tọa hóa, vị võ đạo tổ sư này chẳng lẽ lại tọa hóa một cách dễ dàng đơn giản như vậy, nhất là sau khi viết ra thần công Dịch Cân Kinh nhường đó?
Tiêu Dao Tử
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
“Tiêu Dao Tử” là tổ sư sáng lập phái Tiêu Dao, một trong những nhân vật huyền thoại trong tiểu thuyết của Kim Dung.
Không có nhiều thông tin về thân thế cũng như cuộc đời của ông, ngay cả việc ông còn sống hay là đã mất trước khi bối cảnh của truyện Thiên Long Bát Bộ diễn ra cũng không ai biết. Bởi trong các môn tuyệt thế võ công mà ông luyện có Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công. Bản chất của công phu này là cải lão hoàn đồng, người luyện võ công này mỗi 30 năm phải tiến hành cải lão một lần, mỗi lần lại mất thêm 30 ngày. Trong thời gian đó cơ thể sẽ tạm thời mất hết võ công, mỗi ngày đều phải uống máu tươi để điều hòa kinh mạch. Sau khi trùng sinh thì công lực tăng lên vượt bậc, giúp người luyện sống thọ hơn 300 tuổi, trẻ mãi không già.
Mọi thông tin về Tiêu Dao Tử chỉ được biết qua các đệ tử của ông. Ông là một cao nhân mai danh ẩn tích tự mình sáng tạo ra nhiều tuyệt học riêng và truyền lại cho ba người đệ tử. Theo thứ tự nhập môn, họ bao gồm Thiên Sơn Đồng Lão, Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy. Sau này truyền đến Hư Trúc thì môn phái này không xuất hiện thêm nữa trong các tiểu thuyết khác của Kim Dung. Bảo vật trấn phái của chưởng môn Tiêu Dao là một chiếc nhẫn bằng bảo thạch.
Mọi võ học của phái Tiêu Dao đều do ông tự sáng tạo ra và được xem như là thần tiên, bởi những võ công này đều vượt xa thường nhân có thể tưởng tượng. Những môn võ công đều thuộc hàng độc nhất vô nhị, kỳ dị và lợi hại thuộc hàng bậc nhất, chỉ cần luyện một phần cũng đã xưng bá giang hồ, như Bắc Minh Thần Công, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, Tiểu Vô Tướng Công, Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công,… Không những vậy ông còn tinh thông y thuật, cầm kỳ thi họa, mọi thứ tinh thông không gì không biết, thật là một nhân vật siêu phàm.
Độc Cô Cầu Bại
Tác phẩm: Thần Điêu Đại Hiệp, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký
Thể loại: Tiểu thuyết, Hư cấu, Kiếm hiệp, Lãng mạn
Số chương: 236 chương – 225 chương – 200 chương
Độc Cô Cầu Bại hiệu là Kiếm Ma, ông được xem là nhân vật có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, là thiên hạ vô địch. Tên của Độc Cô Cầu Bại có nghĩa là cô độc một mình cầu được bại trận, biểu thị khả năng kiếm thuật thần thông của nhân vật này. Các nhân vật có thể coi là truyền nhân của Độc Cô Cầu Bại là Dương Quá trong Thần điêu đại hiệp, Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ.
Trong xuyên suốt các tác phẩm kiếm hiệp nổi tiếng của cố nhà văn Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại được coi là một nhân vật huyền thoại, từ thuở võ lâm sơ khai, ông đã được người trên giang hồ tôn là đệ nhất cao thủ bởi bộ kiếm pháp tuyệt học Độc cô cửu kiếm, đặc tính dùng vô chiêu chiến thắng hữu chiêu.
Uy lực của nó cũng gần như bao trùm mọi loại võ công khác trên thiên hạ, khi có thể khắc chế mọi môn binh khí, chưởng pháp, nội công. Thậm chí, cả một người không có nội lực cũng có thể nhờ Độc cô cửu kiếm đả thương một võ lâm cao thủ khác như Lệnh Hồ Xung.
Trong cốt truyện từ bộ “Thần Điêu Đại Hiệp”, nhân vật chính Dương Quá có cơ hội gặp được Thần điêu – con vật được cho là người bạn cuối đời của lão nhân Độc Cô, sau khi gặp gỡ, Thần điêu dẫn Dương Quá đến mộ của Độc Cô, dựa trên những manh mối tại nơi này, Dương Quá biết được rằng Độc Cô Cầu Bại là một người sở hữu kiếm thuật vô song, một thời tung hoành thiên hạ. Sau khi biết cả thiên hạ không một ai địch được nổi kiếm thuật mình sáng tạo nên, lão nhân Độc Cô đã chọn ẩn danh giang hồ, lui về sống quãng đời buồn bã còn lại với Thần điêu.
Trước khi chết, ông cũng đã lập mộ chôn 5 thanh kiếm của mình và đặt lời chú giải triết lí cho mỗi thanh kiếm. Theo đó, 2 thanh kiếm đầu tiên của Độc Cô mà Dương Quá tìm được đều có thiết kế lưỡi sắc bén, hình dạng được đúc khá hoa mỹ, tượng trưng cho một thời trai trẻ ngông cuồng của Độc Cô khi đấu chiến với cả đồng đạo võ lâm.
Trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, khi truyền lại cho tiểu tử Lệnh Hồ Xung khẩu quyết tâm pháp và các chiêu thức trong “Độc Cô Cửu Kiếm”, chính lão sư Phong Thanh Dương cũng đã nhầm lẫn giữa việc dạy Lệnh Hồ Xung dùng “Phá kiếm thức”, lấy tính “Vô chiêu thắng hữu chiêu”. Nếu là do lão nhân Độc Cô thi triển thì cảnh giới cao nhất của “Độc Cô Cửu Kiếm” sẽ là dựa vào kiếm khí để chiến thắng tất cả, thay vì vẫn phải dụng tới kiếm thường và các chiêu thức phụ giống như Lệnh Hồ Xung và lão sư Phong Thanh Dương.
Đoàn Dự
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
Đoàn Dự là một trong rất nhiều nhân vật lịch sử đã được Kim Dung nhắc tới trong bộ tiểu thuyết võ hiệp Thiên long bát bộ. Chàng xuất hiện với thân phận vương tử nước Đại Lý, là con trai của Trấn Nam vương Đoàn Chính Thuần, sau lại kết nghĩa với Tiêu Phong và Hư Trúc. Do cơ duyên xảo hợp mà chàng học được ngón võ Lăng ba vi bộ và Bắc minh thần công. Ở cuối tiểu thuyết, Đoàn Dự trở về Đại Lý, lên ngôi vua và kết duyên với 3 mỹ nhân là Chung Linh, Mộc Uyển Thanh và Vương Ngữ Yên.
Bản thân nhà văn Kim Dung đã từng nhận xét, Đoàn Dự là người thường lưu lại đường lui cho kẻ khác, không hề mang theo tâm kế, lúc nào cũng vui vẻ, thấu tình đạt lý. Ở chàng không có sự lạnh lùng, tàn khốc vô tình của người sinh ra trong gia đình đế vương mà lúc nào cũng si tình, dịu dàng, yêu thích cái đẹp và hết mực thương hương tiếc ngọc
Vương triều Đại Lý do người Bạch dựng nên, kéo dài từ năm 937 đến năm 1253, trải qua 22 đời vua và sau cùng bị tiêu diệt bởi đế quốc Mông Cổ. Trong thời kỳ hưng vượng nhất, quốc gia Đại Lý trải dài từ khu vực mà nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu đến phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, thậm chí lan rộng ra một phần phía tây của Bắc bộ Việt Nam.
Đoàn Dự, còn có tên là Đoàn Chính Nghiêm, tự Hòa Dự là vị vua thứ 16 của vương triều này. Ông kế nghiệp vua cha Đoàn Chính Thuần và trị vì trong 39 năm – thời gian trị vì lâu nhất trong các đời vua Đại Lý. Sau khi tạ thế, các hoàng đế kế nhiệm dâng cho ông thụy hiệu là Tuyên Nhân đế.
Các đời vua Đại Lý đều phải tuân theo quy chế do Thái tổ Đoàn Tư Bình đặt ra, đó là nếu là con cháu trực hệ hoàng tộc thì 6 tuổi đã bắt đầu học văn luyện võ, 10 tuổi đã biết cưỡi ngựa bắn cung, 13 tuổi phải diễn trận, 15 tuổi thì thông thạo thi từ, nắm được điều binh đánh trận. Nếu không làm được thì sẽ không được truyền ngôi mà phải nhường cho kẻ khác toàn tài hơn.
Với Đoàn Dự thì từ nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh và rất ham học hỏi. Thấy vậy, bác của ông là Đoàn Chính Minh đã cho mời Lục Huyền đại sư đích thân dạy dỗ, bồi dưỡng cho ông. Đối với người đệ tử có xuất thân cao quý này, Lục Huyền đại sư đã dạy dỗ hết sức nghiêm khắc, cẩn thận. Sau này nhận thấy tư chất vượt trội của học trò nên chính ông đã mời thêm đồng đạo là Diệu Trừng đại sư cùng dạy.
Mộ Dung Long Thành
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
Có lẽ khi nói đến cái tên Mộ Dung Long Thành thì nhiều bạn đọc truyện Kim Dung chưa chắc đã biết tới, nhưng nếu nói đến Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục thì chắc chẳng ai xa lạ gì, đây là hai nhân vật trong tiểu thuyết “Thiên Long Bát Bộ” của cố nhà văn Kim Dung, họ là hậu duệ của nước Yên thời Thập Lục Quốc.
Nguyên tổ tiên Mộ Dung thuộc dòng họ Tiên Ty đời xưa. Hồi loạn Ngũ Hồ, họ Mộ Dung năm xưa ở Trung Nguyên đánh Đông dẹp Bắc oai phong lừng lẫy, dựng ra những triều đại Tiền Yên, Hậu Yên, Nam Yên và Tây Yên.
Sau nhà Bắc Ngụy diệt con cháu họ Mộ Dung, họ tản cư đi khắp nơi nhưng vẫn truyền đời dặn con cháu hoài bão ý niệm trung hưng phục quốc. Nhưng trải qua các triều đại Tùy , Đường họ Mộ Dung ngày càng suy yếu, nên nguyện vọng khôi phục nước Đại Yên ngày càng mờ mịt.
Mãi đến cuối đời Ngũ Đại, trong họ Mộ Dung bỗng sản sinh ra Mộ Dung Long Thành, một nhân vật kỳ tài, trăm đời hiếm thấy. Ông sáng tạo ra Đẩu chuyển tinh di, tuyệt học võ công “lấy gậy ông đập lưng ông” đầy ảo diệu.
Bất luận đối phương sử dụng loại công phu, binh khí, ám khí nào, đều có thể phản kích đến đối phương tự thân. Người ra tay võ công càng cao, chết kiểu này càng là xảo diệu, chính thức công phu ở chỗ, đem đối thủ binh khí quyền cước chuyển đổi phương hướng, làm đối thủ tự làm tự chịu. Đẩu chuyển tinh di có rất nhiều nét tương đồng với Càn khôn đại na di của Minh giáo, đem lực của địch trả lại cho địch.
Với tuyệt học này, Mộ Dung Long Thành nhanh chóng trở thành cao thủ không ai địch nổi, vang danh thiên hạ. Ông ta cũng không quên di huấn của tổ tiên, quyết một phen làm đại nghiệp, phục hưng lại nước Yên. Nhưng thế lớn thiên hạ phân ly có ngày tất đi đến chỗ thống nhất giang sơn. Triệu Khuông Dẫn dựng lên nhà Đại Tống rồi bốn bể thanh bình, lòng người thịnh trị. Ông tuy võ công cao cường, rút cục cũng không gây dựng nên do đó buồn bực mà chết.
Dù chỉ được nhắc tới rất ít nhưng Mộ Dung Long Thành vẫn được đánh giá cao so với nhiều đại cao thủ khác của truyện cố nhà văn Kim Dung. Bởi công phu chuyển hoán đòn tấn công nghe thì đơn giản nhưng lại rất vi diệu. Người sử dụng cần có thân pháp rất cao đồng thời cũng cần am hiểu nhiều môn võ khác để có thể lựa đúng lúc tấn công mà phản đòn. Nếu như Độc Cô Cầu Bại với những đường kiếm tấn công khiến địch khó mà toàn mạng thì Mộ Dung Long Thành lại được ví như bức tường phòng thủ độc dị nhất, địch đánh vào như tự đấm bản thân, thế mới thấy được mức độ ghê gớm.
Tiếc thay, cuộc đời của Mộ Dung Long Thành khá ngắn ngủi, chưa kịp tranh hùng với thiên hạ thì lại cay đắng rời xa thế gian.
Tiêu Phong
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
Tiêu Phong (hay Kiều Phong) là mẫu nhân vật được Kim Dung tâm đắc, tôi cho đây là hình mẫu nhân vật gần với Kim Dung nhất. Tiêu Phong là một nhân vật bi kịch. Không có cái gì đến với anh dễ dàng, tự nhiên, mọi thứ đều là nỗ lực, là cố gắng, là vươn lên không ngừng bằng sự thông minh, sự gian khổ, sự tôi luyện…Nhưng rồi, những thành tựu của Tiêu Phong rốt cuộc cũng thành số 0 khi anh phát hiện mình không phải là người Hán mà là người Khiết Đan. Bi kịch của Tiêu Phong không phải là mất chức bang chủ, không phải là bị nghi ngờ mà là vì anh không thuộc về nơi nào cả: Hán không, Khiết Đan không. Anh thuộc về con người, với tất cả thuộc tính tốt đẹp nhất của nó và anh không thể được chấp nhận trong một xã hội không tốt đẹp.
Bi kịch của Tiêu Phong là bi kịch của một anh hùng cô đơn, cô đơn vì người hiểu anh nhất, yêu anh nhất thì đã chết, cô đơn vì xã hội đó buộc anh phải chọn hoặc là một người Khiết Đan phản bội lại dòng máu của mình hoặc là một người Hán hiếu chiến mà anh thì không muốn cả hai.
Với Tiêu Phong, không có chuyện “vô cầu nhi đắc” – một triết lý rất phổ biến trong truyện Kim Dung. Thành ra anh là con người thực nhất trong tất cả các nhân vật lý tưởng. Trương Vô Kỵ quá hoàn hảo, Quách Tĩnh nhân hậu nhưng khờ khạo, Dương Quá thông minh nhưng bất chấp, cực đoan, Vi Tiểu Bảo quá ma lanh, giễu nhại. Tiêu Phong là nhân vật đàn ông đúng nghĩa: chung thủy, trung nghĩa, lương thiện, tử tế, tài giỏi nhưng rồi cũng tội nghiệp và đáng thương.
Kim Dung hạnh phúc hơn Tiêu Phong, nhất là khi tôi quan sát gương mặt ông qua các bức ảnh chụp 30 năm trở lại đây, có già đi nhưng thần thái không đổi, đó là gương mặt của một người biết mình làm gì, như thế nào và như vậy thì đã chấp nhận đi đến cùng con đường mình đã chọn, có gì phải hối tiếc?
Đông Phương Bất Bại
Tác phẩm: Tiếu Ngạo Giang Hồ
Thể loại: Tiểu thuyết, Hư cấu, Kiếm hiệp, Lãng mạn
Số chương: 225 chương
Chỉ cần nghe đến 4 chữ Đông Phương Bất Bại thì tất cả võ lâm chính phái và tà phái đều cảm thấy run sợ và kính nể. Bởi thế, một mình Đông Phương Bất Bại lãnh đạo Nhật Nguyệt thần giáo nhưng vẫn trở thành đối trọng của cả võ lâm Trung Nguyên. Ngay cả các đại cao thủ như Nhậm Ngã Hành (giáo chủ đời trước của Nhật Nguyệt thần giáo), Phương Chứng đại sư (phương trượng Thiếu Lâm Tự), giáo chủ phái Võ Đang là Sung Hư đạo chưởng và Tả Lãnh Thiền (giáo chủ phái Tung Sơn) đều thừa nhận Đông Phương Bất Bại là cao thủ số 1 thiên hạ.
Môn võ công mà Đông Phương Bất Bại tu luyện chính là Quỳ hoa bảo điển. Trong cuộc giao đấu cuối cùng của đời mình, Đông Phương Bất Bại một mình đấu với cả 4 đại cao thủ là Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh và Hứa Vân Thiên nhưng hắn vẫn chiếm được thế thượng phong và cả 4 người đều phải cúi đầu thừa nhận là không đánh thắng được Đông Phương Bất Bại.
Lệnh Hồ Xung khi ấy đã tu luyện được môn kiếm pháp vô địch thiên hạ là Độc Cô Cửu Kiếm, có thể nhìn thấy tất cả những điểm sơ hở của Đông Phương Bất Bại nhưng vì thân pháp của hắn quá nhanh nên tất cả các chiêu thức tấn công của chàng đều không trúng đích. Đông Phương Bất Bại chỉ bại vì một lý do duy nhất là trong lòng hắn có tâm ma và vì tà không thể thắng được chính.
Kết
Top 10 cao thủ trong truyện Kim Dung đã được liệt kê ở trên đây. Các bạn yêu thích nhân vật nào nhất? Hãy chia sẻ với chúng mình nhé!