Thực sự mà nói chúng ta hay “bị” lẫn lộn khi hình dung 2 khái niệm này vì quả thực nhìn thì ai cũng thấy nó “ giống giống” nhau thật,và tất nhiên không ai trách các bạn điều này đâu.Có thể hình dung nôm na nhu thế này: từ thời cụ kị chung ta,khi mà bản vẽ kỹ thuật ra đời để phục vụ cho công việc thiết kế nói chung thì các hình chiếu vuông góc với nhưng quy ước chung mang tính thống nhất để biểu diễn đối tượng nhiều khi khó hình dung ra chi tiết,vì vậy để trực quan hơn “các cụ” mới nghĩ ra rằng cần phải thể hiện vật thể theo dạng thực của nó theo một hướng nhìn nào đấy,và việc vẽ mô hình thực của đối tượng trên bản vẽ 2 chiều gọi là hình chiếu trục đo.
Giả sử có một mặt phẳng ( α) nào đó và một véc tơ gốc tại V(x,y,z).Chiếu vật P(nhìn vật) lên ( α) theo véc tơ ta sẽ có một loại hình chiếu trục đo P’
Khi mà khoa học phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ số,kỹ thuật đồ họa đã cho phép biểu diễn vật thể trong không gian theo đúng tọa độ 3chiều ,và các phần mền thiết kế ra đời cho phép biểu diễn hình dạng thật của vật thể với đầy đủ các thuộc tính như vật thật và khi đó ta có hình biểu diễn 3 chiều của vật mà ta thường gọi là hình 3d (three dimensional).Và nói chung thì với các bản vẽ thiết kế trong môi trừơng vẽ 2 chiều thì hình biểu diễn không gian của vật thể tuân theo các quy ước về phép chiếu trong vẽ kỹ thuật gọi là hình chiếu trục đo;còn các loại bản vẽ khác thực hiện trong môi trường vẽ 3chiều như mô hình phối cảnh,tranh vẽ làm nổi không gian của vật ,vật thể được tô bóng làm nổi chiều thứ 3…thì gọi là hình vẽ 3d
Như vậy hình chiếu trục đo có thể coi là “tiền bối” của hình 3d
Theo ý kiến chủ quan của cá nhân ,có thể phân biệt một cách định tính qua một số ý cơ bản sau,dưới “phép chiếu” của dân cơ khí:
-Giống nhau:2 “tên “này đều được sử dụng để biểu diễn hình dạng thật , kích thước của vật thể,chúng mang tính trực quan cao giúp người quan sát dễ hình dung ra hình dạng thật của vật
-Khác nhau:
+Hình chiếu trục đo dùng trong bản vẽ kỹ thuật nên nó có quy ước riêng về các thể hiện như hướng chiếu,tỷ lệ biến dạng; còn hình 3d thì nói chung tùy bạn sử dụng, làm sao cho dễ vẽ, dễ nhìn,dễ hiểu là được .
+Về bản chất hình chiếu trục đo là hình chiếu lên một mặt phẳng theo một hướng nhất định nên nó được vẽ trong không gian 2 chiều bằng phương pháp dựng hình theo từng điểm và đường nên mang tính “họa hình”là chính,có thể coi như mô hình khung dây (wireframe) cũng được ;còn hình 3d (mà chúng ta hay vẽ đó) được vẽ trong không gian 3chiều,mỗi điểm được xác định bằng 3 tọa độ x,y,z , nếu là dạng solid thì gán được cho nó vật liệu,tính được các thuộc tính của nó như:thể tích,khối lượng,mômen quán tính …nên coi như là vật thể thật như là nó vốn có .
+Hình chiếu trục đo đi kèm với các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kỹ thuật để thể hiện tính trực quan của vật ;còn hình vẽ 3d sử dụng đa dạng,ngoài mô phỏng vật thật nó còn được dùng để làm cơ sở cho các phần mền CAM tự động lập trình ra chương trình gia công vật trên máy CNC…
+Căn cứ hướng chiếu (chiều véc tơ V) và tỷ lệ biến dạng giữa các trục mà ta có thể phân loại hình chiếu trục đo như:HCTĐ vuông góc đều,HCTĐ xiên cân,… còn không ai phân loại hình vẽ 3d theo cách vẽ thì phải???
Nếu bạn chỉ muốn tạo một hình chiếu trục đo của vật thể thì nhanh nhất là bạn copy mô hình 3d ra thêm hình nữa , chọn chế độ nhìn trục đo , rồi chọn 2D wireflame để thấy các đường bao của vật ,tiếp đó phá khối nó đi,xóa các đường thừa, chỉnh lại nét khuất cho phù hợp.
Sưu tầm