Việc chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã rất khó khăn đối với các bà mẹ, cách chăm sóc trẻ bị tự kỉ còn đòi hỏi mẹ phải kiên nhẫn và kiên trì nhiều hơn nữa để giúp con yêu vượt qua mọi thử thách, giúp bé khỏe mạnh và sống vui vẻ như bạn bè cùng trang lứa.
Bệnh tự kỉ là chứng bệnh gì?
Theo các bác sĩ cho biết, bệnh tự kỉ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời. Nguyên nhân gây ra là do những rối loạn trong hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não.
Trẻ mắc bệnh tự kỉ sẽ có những biểu hiện trong vòng 3 năm đầu đời như khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp khó khăn bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động rất hạn chế và thường lặp đi lặp lại.
Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị tự kỉ.
Mẹ hãy làm ngơ khi thấy trẻ nổi cáu.
Trẻ bị tự kỷ không biết và không có ngôn ngữ để diễn tả ý muốn của mình nên thường hay nổi cáu và có những hành động khó kiểm soát khi chúng nóng giận. Khi thấy trẻ có biểu hiện nổi cáu, mẹ hãy giả vờ không biết và làm ngơ đi. Nếu mẹ tỏ ra quan tâm hoặc đến giải quyết tình hình thì càng thêm rắc rối, bởi vì mẹ không thể hiểu được bé đang muốn gì và có thể làm tăng cơn tức giận của bé. Mẹ nên chú ý, quan tâm và ngợi khen trẻ nhiều hơn khi trẻ đã ngưng cơn cáu giận.
Mẹ nên chú ý đến những món sở hữu của riêng trẻ.
Trẻ tự kỷ thường lập ra cho mình một thói quen lặp đi lặp lại và giữ khư khư một món đồ chơi, vật dụng, đồ dùng hoặc chỗ ngồi của riêng mình trẻ. Mẹ nên cho trẻ những không gian riêng đồ dùng và vật dụng mang tính sở hữu của bé. Bên cạnh đó cũng cần điều chỉnh lại những thói quen xấu để trẻ có cuộc sống lành mạnh.
Tìm cách trò chuyện và tâm sự với trẻ nhiều hơn.
Thường thì trẻ tự kỉ không biết cách thể hiện ngôn ngữ và suy nghĩ của thân. Mẹ chính là người thân thiết nhất và thấu hiểu con cái nhất, hãy cố gắng tìm cách trò chuyện và tâm sự với bé nhiều hơn để tìm ra ngôn ngữ của trẻ. Các mẹ có thể thử các cách sau để trò chuyện với bé:
– Giao tiếp với trẻ bằng lời nói, thông qua việc sử dụng giấy bút hoặc cử chỉ hành động để trò chuyện và tâm sự với trẻ.
– Dùng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng khi giao tiếp với trẻ.
– Mẹ phải nhẹ nhàng, tình cảm và nói những câu tích cực với trẻ.
Hãy tạo lập cho trẻ những hoạt động phù hợp.
Trẻ bị tự kỉ thường có những tách biệt so với mọi người, bé thường cảm thấy sợ với mọi thứ xung quanh. Mẹ hãy cố gắp tạo lập cho trẻ những hoạt động phù hợp để thích với cuộc sống.
– Hướng dẫn cho bé các hoạt động thông thường, các giao ước trong xã hội con người thông qua các trò chơi đóng giả.
– Nếu trẻ có những biểu hiện không đúng thì nên có những hình phạt thích đáng để cảnh báo bé không được lặp lại.
– Mẹ tập cho bé những cách ứng xử đúng đắn với mọi người như chào hỏi, lễ phép… trong các tình huống khác nhau.
– Cổ vũ và khuyến khích trẻ diễn đạt tình cảm của mình dành cho cha mẹ, người thân nhiều hơn thông qua lời nói, cử chỉ và ánh mắt.
Nguyệt Minh (tổng hợp)