Hầu hết các trẻ nhỏ khi bước vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa đều mắc phải những căn bệnh tương đối nguy hại. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sức đề kháng của bé do thời tiết thay đổi mà trở nên suy yếu. Đặc biệt là khi khí trời trở lạnh, nhiệt độ ẩm thấp tăng cao bởi đấy chính là những điều kiện thuận lời cho các vi khuẩn sinh trưởng gây nguy hại đến sức khỏe bé nhất là những căn bệnh về đường hô hấp.
Chính vì điều đó, vào những lúc thời tiết không ổn định và điều hòa, bố mẹ cần nên đặc biệt lưu ý đến sức khỏe trẻ nhằm phát hiện và đẩy lùi bệnh sớm nhất có thể.
Dưới đây là những căn bệnh các bậc phụ huynh nên lưu ý :
1. Viêm phổi
Do khả năng chịu lạnh của trẻ nhỏ thấp hơn người lớn rất nhiều lần nên vào những lúc trời lạnh, sức đề kháng của bé sẽ yếu dần đi gây nên những vấn đề nguy hiểm về phổ. Hãy cẩn trọng lưu ý trong giai đoạn này con bạn có thở nhanh hoặc gấp hơn hay không ? Bởi đây là dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết bệnh viêm phổi.
Nếu không may mắc phải bệnh, các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, chỉ cần giữ ấm cho cơ thể bé và tránh để bé mắc phải lạnh, ẩm hay gió lùa ta đã có thể bảo đảm đủ an toàn cho trẻ. Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể tăng cao nhưng chỉ đạt mức cảm cúm thông thường, ta không cần phải đưa trẻ nhập viện. Ngược lại khi nhịp thở trở nên gấp gáp kèm theo ho sốt kéo dài thậm chí có biểu hiện suy hô hấp và biến chứng phổi, bạn cần đưa trẻ đến nơi điều trị càng sớm càng tốt. Mọi loại thuốc kháng sinh nếu không có sự chỉ định của các bác sĩ thì tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi.
Căn bệnh nguy hiểm này thường gặp nhất vào mùa đông và đầu xuân khi tiết trời se lạnh. Do các tiểu phế quản bị viêm tắc mà nhiều trẻ còn có biểu hiện sổ mũi trong và ho nhẹ.
2. Viêm tiểu phế quản
Khi nhiễm phải viêm tiểu phế quản, bố mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà bằng phương pháp cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ nhằm khiến đờm bị pha loãng đi, dịu bớt cơn ho. Bên cạnh đó đừng quên sát khuẩn mũi và họng bằng hỗn hợp nước muối với nồng độ khoảng 0,9%. Trong trường hợp bé bị sốt, bạn cũng có thể cho trẻ uống thuốc hạ nóng. Chỉ khi xuất hiện tình trạng sốt cao, bỏ bú, nôn ói, thở gấp hoặc không thể thở, lồng ngực bị rút lỏm, da xanh xao thì bạn phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện chữa trị.
3. Cảm cúm
Cũng giống như 2 căn bệnh kể trên, triệu chứng của cảm cúng cũng rất dễ dàng nhận biết như sốt cao, ho nhiều, chóng mặt, nôn ói, chán ăn, sổ mũi. Thế nhưng tùy vào sức đề kháng của cơ thể mà bệnh có thể mau chóng hay chậm khỏi.
Mặc dù đây là căn bệnh thường gặp và tương đối dễ chữa trị thế nhưng nếu không sử lí đúng cách và kịp thời, bệnh có thể chuyện nặng sang đường hô hấp như viêm phổi và viêm phế quản. Chính vì thế, khi nhận thấy trẻ đang bắt đầu xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn cần nên giữ ấm cho cơ thể bé cũng như dùng khăn giấy hoặc khăn sữa khô sạch thấm nhẹ nước mũi chảy ra. Đừng quên giúp trẻ vệ sinh vùng mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ , phương pháp này có thể mang đến cho trẻ giấc ngủ ngon hơn.
Nên lưu ý cho trẻ uống đầy đủ nước để tránh tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái mất nước.
4. Dị ứng da
Thời tiết lạnh lúc này chính là điều kiện tốt nhất giúp cho các loại nấm kí sinh cũng như vi khuẩn gây hại cho da có cơ hội phát triển mạnh mẽ, dẫn đến những căn bệnh ngoài da như nổi mề đay, chàm, nứt gót chân, da mẩn đỏ. Chắc chắn trẻ khi mắc phải bệnh này sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy và khó chiụ, nếu không chữa trị nơi trẻ gãi sẽ có thể bị nhiễm trùng nặng.
Đặc biệt chú ý không nên cho trẻ tắm nước nóng cũng như phải bổ sung lượng nước đầy đủ nhằm tránh da quá khô dẫn đến dị ứng. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng có thể thoa thêm kem chống dị ứng. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng thế nhưng nếu không đều trị kịp thời phần da bị tổn thương có thể chuyển sang nhiễm trùng nghiêm trọng.
5. Rối loạn tiêu hóa
Trẻ mắc phải bệnh này thường có biểu hiện bụng bị trướng phình, tiêu chảy, đau bụng kéo dài và táo bón. Nguyên nhân gây ra có thể là do ăn phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, thức ăn ôi thiêu lâu ngày hoặc thậm chí là khi mặc quần áo không đủ ấm làm cho vùng da ở bụng và lòng bàn chân bị nhiễm lạnh.
Khi phát hiện bệnh, phụ huynh cần nên kiểm tra lại thực đơn hằng ngày của con mình để tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó phòng trừ. Không được cho bé sử dụng những loại thực phẩm để qua đêm thay vào đó là những đồ ăn mềm kích thích tiêu hóa. Để bù lại những chất điện giải cũng như hàm lượng nước đã mất đi do đi ngoài nhiều lần, bạn nên cho bé uống oserol pha đúng tỷ lệ.
Nếu con bạn bị táo bón, hãy cho trẻ uống đầy đủ nước, bổ sung thêm chất xơ tốt cho niêm mạc đại tràng. Cần đưa đến bệnh viện kiểm tra nếu bé có dấu hiệu đi ngoài phân xanh, lỏng. Bởi đây chính là biểu hiện của viêm dạ dày ruột, hay còn có tên khác là nhiễm trùng đường tiêu hóa.