Ngoài tên gọi Bệnh chảy mủ tai, người ta còn gọi căn bệnh nguy hiểm này là bệnh thối tai. Hiện tượng này xảy ra sau khi bé trải qua thời kì viêm mũi, viêm xoang hoặc cũng có thể bị gây ra bởi VA và sự tác động của vòi Eustach từ họng vào tai sau khi bé bị viêm nhiễm.
Thông thường, khi mắc bệnh bé rất dễ bị chảy mủ ở vùng tai, màu mủ có thể là vàng loãng hoặc xanh xám thậm chí nếu nặng sẽ xuất hiện cả máu. Trải qua thời gian dài không điều trị, nước mũi đặc sánh lại sẽ dẫn đến tai bị ù, tinh thần không minh mẫn dễ mất thăng bằng khi di chuyển.
Khi mắc bệnh, bố mẹ cần đưa con mình tìm đến bác sĩ đễ điều trị kịp thời nhằm phục hồi chức năng của tai trong thời gian sớm nhất ( 2 tuần ). Lúc này, màng nhĩ của bé sẽ được trích rạch để chữa trị sau đó lỗ thủng sẽ được hàn lại thật kín, thính lực vẫn bảo vệ được chức năng của mình. Ngược lại, nếu quá trình này diễn ra chậm trể, màng nhĩ sẽ đột ngột vỡ ra để lại lổ thủng dễn đến ức chế sự lưu khiến cho mũ tồn động ngày càng nhiều và gây ra biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: viêm màng não, áp-xe não, áp-xe tiểu não, áp-xe ngoài màng cứng…
1. Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh xem thường việc điều trị bệnh. Thông thường hộ chỉ tự điều trị cho con mình bằng những loại thuốc kháng sinh bình thường. Chỉ đến khi tình hình và triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng, thì việc đưa đến bác sĩ đã là quá muộn.
Chính vì lẽ đó, khi nhận thấy tai bé có hiện tượng rỉ mủ, đau nhức, sưng tấy, thậm chí cảm giác đau lan ra tới nữa đầu và vùng gáy, kèm theo đó bé có triệu chứng nôn ói, sốt cao, tinh thần và trí tuệ không còn minh mẫn như trước… bạn không nên được lơ là mà phải chở ngay tới cơ sở y tế để điều trị.
Quá trình điều trị nếu xảy ra quá muộn hoặc không đúng cách, tính mạng bé có thể lâm vào nguy kịch thậm chí là tử vong. Ngược lại việc chữa trị sớm sẽ giúp cơ thể bé được phục hồi chức năng sớm nhất có thể.
Tuy nhiên, trước khi để bệnh có thẻ xảy đến, bố mẹ vẫn có thể phòng bệnh cho con mình bằng cách : không bịt cả 2 lỗ mũi khi cho bé xì mũi thay vào đó ta lần lượt cho từng lỗ tiết dịch nhờn ra ngoài. Lúc bé đang mắc phải viêm nhiễm trước hết phải nên điều trị sớm nhất có thể và tuyệt đối không cho trẻ lặn hụp khi bơi. Trong trường hợp bé đang mắc phải VA cần nên nạo ngay cũng như đưa bé đi cắt amidanl khi viêm tai cứ tiếp tục xuất hiện.
Bên cạnh đó, đừng quên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kì và thường xuyên nhỏ thuốc sát trùng vào mũi cho cháu.