Thiết kế nhà bếp sao cho vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng, an toàn, dễ lau chùi, dọn dẹp, tiết kiệm thời gian lại hợp mỹ quan là điều mà mỗi gia chủ rất quan tâm.
Đường “giao thông” trong nhà bếp cần tránh dạng hình tam giác. Hình dáng bếp phù hợp là hình chữ “nhất”, chữ “nhị”, chữ U, chữ L và dạng hình đảo.
Hình chữ “nhất”
Đây là bố cục phổ biến trong không gian truyền thống. Căn bếp được bài trí dọc theo vách tường tạo thành hành lang hợp lý. Nó vừa tiết kiệm được diện tích vừa không gây trở ngại cho việc đi lại. Tuy nhiên, trên thực tế, kiểu bếp này vẫn chưa hẳn là thiết kế kinh tế nhất.
Hình chữ “nhị”
Nhà bếp được sắp xếp thành 2 đường thẳng song song. Tại vị trí trung tâm của nơi làm việc thường lắp đặt thớt, bồn rửa trên một mặt; mặt kia lắp bếp.
Bố cục bếp hình chữ “nhị” có nhiều nét tương đồng với bếp hình chữ U.
Hình chữ U
Các dụng cụ trong nhà bếp được bố trí quanh 3 vách tường. Nơi làm việc có 2 góc để chuyển chỗ. Về cơ bản, công dụng của nó giống như bếp hình chữ L nhưng không gian lớn hơn.
Bồn nước tốt nhất nên đặt ở trung tâm chữ U. Khu chế biến và nấu nướng đặt 2 bên, phân chia vòi nước, tủ lạnh thành hình tam giác. Khu làm việc ở 2 bên nhánh của chữ U cách nhau từ 1,2 – 1,5m.
Kiểu thiết kế này sẽ có thêm nhiều không gian để cất trữ.
Hình chữ L
Nhà bếp hình chữ L còn được gọi là nhà bếp hình tam giác. Kiểu thiết kế này thích hợp với không gian “khiêm tốn”. Tuy nhiên cần lưu ý chiều dài 2 bên chữ L không lệch nhau quá. Vì như vậy sẽ bất tiện cho người nội trợ.
Hình ốc đảo
Nhà bếp hình ốc đảo là kiểu thiết kế phổ biến ở các nước phương Tây. Nó được bài trí theo kiểu: kệ bếp độc lập nằm tại trung tâm. Do đó, mọi người đều có thể tham gia chuẩn bị thức ăn và tán gẫu. Vì nhà bếp có nhiều kệ nên đòi hỏi không gian tương đối rộng rãi. Vì thế, kiểu bếp hình ốc đảo ít phổ biến.
Theo: Phong thủy sắp xếp nhà ăn, nhà bếp, phòng tắm