Càn lưu thủy chỉ dòng nước chảy quanh huyệt mộ, trên phân dưới hợp, ẩn hiện mờ mờ bên trong gò Long Hổ như hạ tu thủy (nước râu tôm), kim ngư thủy (nước cá vàng).
(Ảnh minh họa)
Càn lưu thủy gò cao là sơn, chỗ thấp là thủy. Nó không phải là dòng chảy nhưng vẫn được gọi là dòng nước vì khi mưa xuống, nước xối rất mạnh chảy thành dòng; khi mưa tạnh nước ngấm hết thì chỗ đó không còn dòng chảy.
Phong thủy học coi đắc thủy là cao nhất, lấy thủy làm hình nền ngoài của sinh khí, vì vậy còn gọi thủy là ngoại khí. Có ngoại khí tất sẽ có nội khí, vì vậy xung quanh mộ luôn phải có nước tưới mới tốt.
Càn lưu thủy vô hình, lúc ẩn, lúc hiện. Các nhà phong thủy nói, chỗ cao một tấc là núi, chỗ thấp một tấc là nước và càn lưu thủy cũng là một loại thủy. Có càn lưu thủy chứng tỏ long mạch ngưng, chân khí tụ. Chỗ dòng nước hợp chính là chỗ chân long kết huyệt.
Các nhà phong thủy cho rằng, càn lưu thủy có tác dụng ngăn mạch, cản khí. Càn lưu thủy ở sát xung quanh huyệt, thoai thoải bao bọc huyệt. Đó là nơi quý địa, chủ phát phúc nhanh chóng.
Còn càn lưu thủy bát tự sa thẳng dài mà không hợp hoặc cao, có thể dốc, tượng sẽ không cát.
Theo: Bí ẩn thời vận