“Khâm” là tà áo; hợp khâm thủy chỉ dòng nước trên phân, dưới hợp để ngăn khí mạch ở xung quanh tiểu minh đường.
(Hình minh họa)
Các nhà phong thủy cho rằng, minh đường trước huyệt mộ là nơi chúng thủy triều hội. Dòng nước ở trên mộ phân nhánh từ đầu, đến chân sẽ hợp, bao bọc minh đường. Đó là: “Tam phân, tam hợp”.
Thực ra phân càng nhiều càng tốt. Các núi sau mộ phân ra gò Thanh Long, gò Bạch Hổ, nước cũng từ các núi sau mộ phân nhánh theo núi vòng quanh, hợp trước Long Hổ. Trung long mạch đến gần huyệt sẽ lồi lên bao, sinh ra 2 cánh gọi là thiền dực (cánh ve).
Dòng chảy phân nhánh bao theo và hợp ở trước cánh ve tạo thành chữ bát lớn. Long mạch lại sinh ra gò cứng gọi là cầu thiềm (hiên tròn). Nước từ cầu thiềm lại phân chảy sang 2 bên, hợp trước huyệt mộ, tạo thành chữ bát nhỏ.
Dưới cầu thiềm có một hình tròn lõm gọi là táng khẩu, dưới táng khẩu là tiểu minh đường. Bên trái, bên phải gọi là tiểu minh đường còn gọi là ẩn sa, hợp trước tiểu minh đường gọi là cầu chiêm (râu huyệt). Nước lại vòng râu huyệt gọi là hạ tu thủy (nước râu tôm). Chỗ dưới huyệt có vùng nước ẩn hình gọi là cực vưng thủy (nước vầng cực). Nước tiếp tục chảy, nếu chảy vòng quanh bao huyệt mộ tầng tầng, lớp lớp thì gọi là hợp khâm thủy. Nó là bằng chứng long mạch kết huyệt.
Theo: Bí ẩn thời vận