Trong quá trình mang thai, đa số các chị em đều gặp phải hiện tượng ốm nghén trong 3 tháng đầu tiên với các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt… Do đó, trong thời gian này việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con cũng như có một thực đơn chống ốm nghén cho mẹ bầu là hết sức cần thiết.
Vậy làm sao để ăn uống không còn là nỗi sợ đối với mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén này? Hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây nhé!
1. Uống nhiều nước
Để tránh hiện tượng cơ thể mất nước, gây ra choáng váng, buồn nôn, các mẹ cần bổ sung lượng nước thường xuyên bằng cách uống nước lọc, nước ép trái cây… Mỗi ngày mẹ cần bổ sung ít nhất 2 – 2,5 lít nước. Bên cạnh đó, cần tránh các loại nước có ga, nước dừa, cà phê…
2. Tích cực bổ sung trái cây
Với hàm lượng vitamin C, vitamin A, kali, axit folic và lượng chất xơ khá dồi dào, trái cây là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên khi thai nhi mới hình thành, cần có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển mô và các tế bào cho thai nhi và góp phần ngăn ngừa chứng táo bón, đầy hơi ở mẹ. Một số trái cây không thể bỏ qua như:
– Táo: Chất xơ có trong táo giúp cho việc giữ nước, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vitamin A và E có trong táo cũng nâng cao khả năng hấp thụ các dưỡng chất và bảo vệ tế bào cho mẹ tốt hơn, giúp cho làn dạ mẹ bầu tươi sáng hơn và không bị nám.
– Bơ: đây là loại quả chứa hàm lượng vitamin A, B, C, kali và chất béo khá cao. Việc ăn bơ nhiều trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu giúp phát triển hệ thần kinh, não bộ của thai nhi và góp phần giúp việc hấp thụ các dưỡng chất một cách dễ dàng hơn.
– Chuối chin: trong chuối chín chứa rất nhiều glucozơ, sacarozơ, fructozơ…góp phần cung cấp rất nhiều năng lượng, làm cho bà bầu luôn cảm thấy nhanh nhạy, vui vẻ, tâm lý thoải mái hơn. Ngoài ra,chuối còn có tác dụng nhuận trường làm giảm hiện tượng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai.
3. Ăn nhiều rau củ
Đa số các loại rau củ như: bông cải xanh, súp lơ, xà lách, bí đỏ, cà chua, tía tô, khoai lang, khoai tây…không chỉ dễ ăn, mà trong các loại này còn chứa rất nhiều vitamin tốt cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, tính mát, vị ngọt trong bí đao, củ cải…cũng có công dụng thanh nhiệt, giảm đờm và hạn chế buồn nôn rất tốt.
4. Nên ăn thực phẩm có tinh bột, ít béo
Một số loại như bánh mỳ, bánh quy, bánh nướng xốp, bánh ngô và các loại ngũ cốc ít béo khác có chứa hàm lượng carbohydrate làm tang khả năng hấp thụ các chất dư thừa trong dạ dày, do đó có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn cho chị em trong thời kỳ ốm nghén rất hiệu quả.
Vào buổi sáng sớm, khi vừa thức dậy các mẹ có thể ăn một ít bánh quy để chống ốm nghén.
5. Hạn chế đồ chiên xào, nướng và nhiều chất béo
Vào giai đoạn ốm nghén, khứu giác của chị em rất nhạy cảm với các loại mùi, đặc biệt là mùi thức ăn, đồ chiên xào làm gia tang cảm giác buồn nôn. Ngoài ra nhóm đồ ăn này cũng là nguyên nhân gây tang huyết áp, đầy bụng, khó tiêu.
Lâm Thi