Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng là một trong những việc quan trọng đối với phụ nữ mang thai, dưới đây là một số gợi ý cho chị em tham khảo thêm và vận dụng cho phù hợp với cơ thể, sức khỏe của bản thân.
Tháng thứ nhất.
– Bà bầu nên chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn mỗi ngày.
– Lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Ăn tinh bột cùng và các thực phẩm giàu protein như: thịt gà và cá.
– Uống sữa ít béo và các chế phẩm từ sữa vào các buổi sáng và tối.
– Uống nước đầy đủ, không nên uống trong các bữa ăn .
– Tránh những có nhiều chất béo, đồ chiên, rán, ngọt và cay.
– Bổ sung axit folic từ thực phẩm như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.
– Trong tháng đầu tiên, bà bầu tuyệt đối không ăn thức ăn chưa được nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…
Tháng thứ 2.
– Bà bầu cần cải thiện chất lượng nguồn thực phẩm cung cấp trong các bữa ăn hàng ngày thay vì chú ý đến số lượng.
– Các loại thực phẩm thiết yếu cho mẹ bầu lúc này gồm: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt nạc, các loại đậu,…
– Hạn chế thức ăn có nhiều calorie, chất béo, đường…
– Axit folic vẫn cần bổ sung trong tháng này.
– Mẹ bầu nên uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày để bổ sung canxi cho cả mẹ và bé.
Tháng thứ 3.
– Vẫn tiếp tục duy trì 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa nhẹ mỗi ngày.
– Bà bầu nên ăn nhiều rau và trái cây.
– Không ăn các loại đồ ăn vặt nhiều calo, đường, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… Hãy chọn đồ ăn vặt giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô…
– Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Tháng thứ 4.
– Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên ăn thực phẩm giàu sắt gồm: thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm, thịt bò…
– Bà bầu nên bổ sung thêm vitamin C để việc hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Các loại thực phẩm nên sử dụng như: nước từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh…
Tháng thứ 5.
– Bà bầu nên hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối, tránh thực phẩm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói…
– Duy trì uống nước thường xuyên và đầy đủ.
– Bổ sung thêm canxi bằng cách uống 2 ly sữa và các chế phẩm từ sữa hàng ngày.
Tháng thứ 6.
– Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ với các loại thực phẩm như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt nạc,…
– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như sắt, canxi, vitamin…
– Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
Tháng thứ 7.
– Ăn nhẹ lành mạnh 3 giờ/lần, tránh đồ ăn chiên, rán và đồ ăn cay.
– Tránh ăn mặn, nhiều muối để hạn chế bị phù nề.
– Nên bổ sung nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
Tháng thứ 8.
– Lựa chọn thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, bơ… để hỗ trợ sự phát triển trí não cho thai nhi.
– Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,…
Tháng thứ 9.
– Nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn/ ngày thay vì 3 bữa chính.
– Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi sẽ tốt cho xương và chuẩn bị sữa cho con bú sau sinh.
– Uống đủ nước, hạn chế ăn mặn để tránh phù nề.
– Bổ sung thêm omega-3 giúp trí não thai nhi phát triển toàn diện.
-Tránh đồ ăn sống, chưa chín và phô mai chưa tiệt trùng để tránh các nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non…
Cát Vũ (t/h)