Việc nhận diện các hành trong môi trường địa lý giúp bạn có thêm 1 số kiến thức cơ bản bổ sung vào sổ tay phong thủy của mình.
Âm dương trong địa hình
Nói chung, cảnh thành thị nặng dương tính hơn cảnh thiên nhiên như núi và biển ở cao nguyên và miền duyên hải. Tuy nhiên, mức cao thấp của đặc tính âm – dương còn tùy thuộc vào cường độ ánh sáng, hướng nắng vì nguồn sinh lực chính của vạn vật là ánh nắng mặt trời.
Nhà lầu cao và dài có tính âm hơn là những nhà thấp hình vuông, tròn và đa giác.
Ngũ hành trong địa hình
5 dạng đất đai trong sách địa lý cổ xưa được phân loại theo ngũ hành như sau:
1. Thổ hình
Thế đất hình Thổ
Thế đất thấp, bằng phẳng, thường thấy ở đồng bằng hay những bình nguyên với ruộng đất “thẳng cánh cò bay”. Nếu có đồi núi thì bóng dáng nhìn chung là song song với đường chân trời.
Thế đất này không có nét cong vòng, không có đỉnh nhọn hoặc thon cao. Núi đồi trông như mặt bàn. Áp dụng vào không gian kiến trúc hiện đại thì nó là khu vực nhà hình hộp mái bằng ở các thành thị.
2. Kim hình
Thế đất hình Kim
Dạng đồi đất trông như hình bát úp. Áp dụng vào kiến trúc hiện đại có thể thấy sự hiện hình của nó qua khu nhà mái vòm của kiến trúc Ấn Độ, Hồi giáo.
3. Thủy hình
Thế đất hình Thủy
Dáng uốn, núi thấp, đầu hình sin. Có thể ví thế Thủy hình uốn lượn như sóng nước hoặc nhấp nhô, bất định như nước tràn lan.
4. Mộc hình
Thế đất hình Mộc
Là dạng vùng núi non cao chót vót nhưng không có đỉnh nhọn như đồi núi vùng Hoa Nam (Trung Quốc). Áp dụng vào kiến trúc hiện đại là những bóng nhà đền đài, cột cao, nhà chọc trời ở Mỹ và nhiều đô thị hiện đại.
5. Hỏa hình
Thế đất hình Hỏa
Dạng núi có đầu núi non nhọn như ngọn lửa. Áp dụng vào kiến trúc hiện đại là các nóc nhà tam giác, tháp nhà thờ, đền chùa ở Thái Lan và các nước Đông Nam Á.
Theo: Thiết kế trang trí nhà ở theo mỹ thuật phong thủy phương Đông