Nhìn chính diện, ngôi nhà giống hình ngọn núi, có nghĩa là chính giữa xây 2 tầng, 2 bên trái phải mỗi bên 1 tầng. Loại nhà này khiến người ta có cảm giác như 2 bên vai bị gió bão thổi bay mất, mang tướng không tốt lành. Nhà thiết kế kiểu này dễ gây cháy nhà hay khiến gia chủ bị hao tài tốn của.
Khi xây dựng, trong 1 khoảng thời gian nhất định, mức độ chấn động của nó là cố định. Quy tắc chu kỳ chấn động là: nhà càng cao chu kỳ càng dài, nhà càng thấp chu kỳ càng ngắn. Nếu bộ phận sóng dài và bộ phận sóng ngắn của chấn động cố định của 1 ngôi nhà trùng với nhau, khi gặp động đất hay gió bão, những bộ phận nối tiếp nhau sẽ bị kéo theo những lực đối lập nhau, cuối cùng sẽ có nguy cơ bị tách rời ra.
(Hình minh họa)
Nói một cách cụ thể, những nơi nối tiếp giữ chỗ 2 tầng và chỗ 1 tầng sẽ có nguy cơ bị nứt rời. Hiện tượng này rất dễ thấy ở những ngôi nhà xây bằng gỗ hay vữa. Những ngôi nhà xây bằng vữa rất hay bị nứt, chính là do không xét đến vấn đề lực học. Thông thường, khi nhà bị nứt, nước mưa dễ dàng ngấm vào. Khi đã ngấm vào tường, chắc chắc nước mưa sẽ ngấm tiếp vào các kết cấu khác, gây ra nguy cơ đổ nhà nghiêm trọng.
Không chỉ có thế, vào mùa đông, nước mưa ngấm vào nhà, khi bị lạnh sẽ nở ra, làm vết nứt càng rộng. Hiện tượng này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc nhà cửa giảm độ bền và chịu lực. Hiện tượng sau khi bị suy thận của con người cũng giống với hiện tượng này. Chức năng của thận không còn bình thường, tim và gan cũng theo đó yếu đi, cuối cùng toàn cơ thể suy nhược.
Nếu nhất định phải xây 1 ngôi nhà theo kiểu cao thấp không đều như trên, khi sử dụng cột chống, nhất định cần xét đến những lực tác động nằm ngang hay nằm nghiêng, dùng những nguyên liệu chịu lực càng cao, càng có thể đảm bảo sự an toàn cho người ở.
Theo: 100 điều nên tránh khi xây nhà