Bán rẻ để cắt lỗ
Thị trường bất động sản đang đứng trước những thử thách gian nan trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Lãi suất tăng cao, tín dụng thắt chặt khiến cho đầu vào và đầu ra của sản phẩm đều bất động. Từ tháng 3 đến nay, mọi giao dịch bất động sản giảm dần và bắt đầu ngưng trệ. Các dự án căn hộ – can ho vẫn tiếp tục đẩy mạnh khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng tối đa, tuy nhiên dấu hiệu thị trường vẫn không khả quan.
Để thu hút khách hàng, tại TP.HCM đang diễn ra một cuộc chạy đua khuyến mại và giảm giá dành cho khách hàng. Chủ đầu tư đang tìm cách bán càng nhiều hàng càng tốt. Có những công ty sẵn sàng hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho đến khi bàn giao căn hộ (áp dụng hết tháng 6/2011). Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có sự thay đổi về chính sách hỗ trợ vay vốn của ngân hàng mà ngân hàng tạm ngừng cho vay, chủ đầu tư sẽ cho khách hàng vay số tiền tương ứng với số tiền khách hàng phải thanh toán theo tiến độ của hợp đồng. Chưa kể, khách hàng còn được tặng xe tay ga, màn hình LCD, bàn ghế, giường tủ…
Riêng với phân khúc mua bán căn hộ cao cấp, dường như không còn ai ngó ngàng đến bất chấp giá liên tục giảm. Nhiều chủ dự án đã thu hút khách bằng cách sẵn sàng bàn giao căn hộ cho khách hàng nợ tiền trả dần trong nhiều năm, hoặc cho thuê dài hạn, tuy nhiên thị trường vẫn không khả quan. Phân khúc này đã được các chuyên gia cảnh báo từ hồi đầu năm 2010 vì giá quá cao, trong khi nguồn cung ngày càng dồi dào.
Việc thắt chặt tín dụng dẫn đến làn sóng của các nhà đầu tư bán căn hộ giá rẻ nhằm cắt lỗ và hạn chế rủi ro. Có những dự án, nhà đầu tư phải chấp nhận lỗ 20-30% so với giá thành nhằm giảm gánh nặng lãi suất. Hiện tại, một số dự án được rao bán với giá khá mềm như khu căn hộ Era (Q.7) cách Phú Mỹ Hưng 1km từ 12-13 triệu đồng/m2 mà chất lượng được quảng bá không thua gì căn hộ cao cấp, nhà đầu tư cho rằng căn hộ trên là quá rẻ so với căn hộ Sky Garden của Phú Mỹ Hưng đang được rao bán giá 27 triệu đồng/m2, hay dự án căn hộ The Mansion (Bình Chánh) đã giao nhà trong tháng 5 và hiện nhiều khách hàng đồng loạt rao bán ra giá chỉ 11,6-12 triệu đồng/m2, trong khi giá góp vốn mua từ chủ đầu tư là khoảng 9,4 triệu đồng/m2.
Doanh nghiệp thận trọng
Từ đầu năm 2011, không ít doanh nghiệp đã phải hoãn kế hoạch bán hàng cho dù trước đó họ đã mạnh dạn tuyên bố sẽ hỗ trợ khách hàng bằng các chính sách về vay vốn, lãi suất, bảo lãnh cho khách hàng vay khi mua căn hộ… Tuy nhiên sau khi lãi suất tín dụng nhảy vọt lên đến 22%, tiếp theo là việc ngân hàng siết chặt cho vay đối với lĩnh vực BĐS đã làm thay đổi kế hoạch của các doanh nghiệp BĐS.
Trước khó khăn chung, các doanh nghiệp tạm hoãn kế hoạch xây dựng các dự án mới. Ông Lê Chí Hiếu, TGĐ Công ty phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) cho biết, từ trước đến nay các doanh nghiệp kinh doanh BĐS phụ thuộc phần lớn vào nguồn tiền từ ngân hàng. Thời gian qua, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn từ việc ngân hàng tăng lãi suất, nay tiếp tục lại thêm chính sách thắt chặt tín dụng, điều này khiến không ít doanh nghiệp lao đao.
Giám đốc một doanh nghiệp cho biết, thời điểm này thị trường tài chính chưa ổn định, giá cả có thể tiếp tục tăng nên doanh nghiệp muốn ra hàng mới phải hết sức cân nhắc. Vì chủ đầu tư không thể giảm giá mà phải có giải pháp linh hoạt như khuyến mãi, chia sẻ lãi suất, phương thức thanh toán. Tuy nhiên, khi giá vật liệu xây dựng tăng cao, giá tiêu dùng cũng tăng, lãi suất cao, việc định giá nào để bán là một bài toán khó khăn.
Mặt khác, các doanh nghiệp hiện đứng trước áp lực trả nợ ngân hàng, quay vòng đồng vốn, tiếp tục hoàn thành các công trình còn dang dở. Giai đoạn căng thẳng nhất là khi các doanh nghiệp phải đáo nợ ngân hàng vào tháng 6 hoặc cuối năm. Vì thế doanh nghiệp cần tính toán thận trọng.
Các chuyên gia đánh giá, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS năm nay khó khăn hơn nhiều so với năm 2008. Lúc đó, nhờ thu lời lớn từ cơn sốt năm 2007, nên chủ đầu tư có khả năng giảm giá mạnh để bán hàng, nhà đầu tư sẵn sàng cắt lỗ. Hiện tại các doanh nghiệp không còn lợi nhuận như những năm trước trong khi giá vật liệu xây dựng lại tăng cao nên rất khó giảm giá. Do thiếu nguồn vốn, rất nhiều dự án đã bị đình trệ, nhiều nhà đầu tư bỏ vốn vào BĐS đã buộc phải chấp nhận lỗ để rút vốn ra. Một số hạng mục BĐS đang được quan tâm nhưng chưa cải thiện đáng kể như nhà trọ, căn hộ, văn phòng, đất nền, biệt thự, mặt bằng, nhà xưởng, nhà phố…