Khác biệt thự ở đồng bằng, biệt thự ven biển đòi hỏi người thiết kế phải am hiểu địa hình, địa chất, khí hậu… để có được một công trình đẹp và bền vững với thời gian. Ngoài ra, trong thiết kế không gian, yếu tố không thể thiếu ở đây là cây xanh.
Vùng ven biển thường gió mạnh, đem theo nhiều hơi nước và muối. Vì vậy, khi chỉ định vật liệu cần chú ý tới cây xanh phù hợp với môi trường ven biển như phi lao, dừa, dương xỉ… và các vật liệu chống rỉ khác. Nên sử dụng gỗ hoặc bê tông. Gỗ ưa dùng trong điều kiện này như gỗ BFT ngoài trời vừa đơn giản vừa chống lại được điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Bê tông cần đúc để thép giấu sâu vào trong (tạo độ bền và chống rỉ), không nên dùng kết cấu sắt.
Tạo không gian hồ bơi liền kề biển.
Không gian ven biển cần có tầm nhìn đẹp và đây là một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế biệt thự biển. Kiến trúc sư sẽ tha hồ thể hiện ý tưởng, khả năng sáng tạo, với những tầm nhìn đẹp từ mọi góc độ (từ trong nhà, từ sân vườn, hiên nghỉ…). “View” biển sẽ là một điểm nhấn trong mỗi căn biệt thự biển.
Trong điều kiện cho phép, không nên để giao thông cắt qua trước nhà bởi nơi đó có thể thiết kế không gian vườn, không gian hiên nghỉ, không gian hồ bơi liền kề với biển tạo hiệu quả không gian cao.
Không gian và tầm nhìn rộng của biệt thự ven biển.
Lợi thế của biệt thự ven biển là không khí mát mẻ, trong lành. Nếu gia chủ là người thích cảm giác mát mẻ tự nhiên, trong một số trường hợp có thể tận dụng không gian biển để ngoài việc tạo những tầm nhìn đẹp từ tất cả các phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, phòng làm việc… thì khi những căn phòng này được thiết kế gần gũi với thiên nhiên sẽ trở nên mát mẻ quanh năm mà không cần dùng điều hòa.
Theo VnKientruc và Greenscape